Xu Hướng 3/2023 # Cách Học Bảng Chữ Cái Tiếng Anh Chuẩn Và Đầy Đủ Nhất # Top 10 View | Uta.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Học Bảng Chữ Cái Tiếng Anh Chuẩn Và Đầy Đủ Nhất # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Cách Học Bảng Chữ Cái Tiếng Anh Chuẩn Và Đầy Đủ Nhất được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giới thiệu về bảng chữ cái tiếng Anh

Bảng chữ cái tiếng Anh hiện đại hay English alphabet là một bảng chữ cái Latinh gồm 26 kí tự được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Một số ký tự trong bảng chữ cái tiếng Anh có tần suất sử dụng nhiều hơn các ký tự còn lại. Ví dụ, chữ E là ký tự xuất hiện nhiều nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh. Trong khi đó, chữ Z là chữ ít được sử dụng nhất.

Đánh vần bảng chữ cái tiếng Anh

Trước khi học phiên âm từ vựng trong tiếng Anh, bạn cần phải nắm được cách đánh vần bảng chữ cái tiếng Anh trước. Kỹ năng đánh vần rất quan trọng, giúp bạn có thể phát âm và nghe các từ. Nếu không có kỹ năng này, người học tiếng Anh gần như không thể học đọc được từ vựng mới.

Lưu ý: Chữ cái”Z” có 2 cách đọc, Tiếng Anh – Mỹ đọc là /zi:/, Tiếng Anh-Anh đọc là /zed/

Cách đọc phiên âm tiếng Anh

Phiên âm tiếng Anh là những kí tự Latin được kết hợp với nhau để tạo thành từ. Cách đọc phiên âm tiếng Anh được quy định cụ thể theo bảng kí hiệu ngữ âm quốc tế IPA (International Phonetic Alphabet).

Phiên âm giúp bạn phát âm tiếng Anh chuẩn. Đó cũng là lý do, trong từ điển tiếng Anh, phiên âm được đặt ngay bên cạnh từ. Nếu nắm rõ các nguyên tắc đọc phiên âm trong tiếng Anh, bạn sẽ không bị nhầm lẫn khi gặp ít phổ biến. Đặc biệt, bạn sẽ phân biệt được các từ có âm gần giống nhau ví dụ như: ship và sheep, bad và bed…

Phiên âm của nguyên âm và phụ âm được phân loại theo bảng sau.

Cách đọc phiên âm tiếng Anh

/ ɪ /: Âm i ngắn, gần giống âm “I” trong tiếng Việt nhưng phát âm ngắn hơn (chỉ bẳng ½ âm “i” trong tiếng Việt). Khi đọc, môi hơi mở rộng sang 2 bên, lưỡi hạ thấp.

/i:/: Âm i dài, âm “i” kéo dài, âm phát trong khoang miệng. Môi mở rộng sang hai bên, lưỡi nâng cao lên.

/ ʊ /: Âm “u”ngắn, gần giống như âm “ư” trong tiếng Việt. Khi phát âm âm này, bạn cần đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp xuống.

/u:/: Âm “u” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng, khẩu hình môi tròn, lưỡi nâng cao lên.

/ e /: phát âm giống âm “e” trong tiếng Việt nhưng ngắn hơn. Môi mở rộng hơn so với khi đọc âm / ɪ /. Lưỡi hạ thấp hơn so với khi đọc âm / ɪ /.

/ ə /: phát âm giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng ngắn và nhẹ hơn. Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng ra.

/ɜ:/: phát âm âm /ɘ/ nhưng cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm.

/ ɒ /: Âm “o” ngắn, phát âm gần giống âm “o” trong tiếng Việt nhưng ngắn hơn. Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp xuống.

/ɔ:/: Âm “o” cong lưỡi, phát âm như âm “o” trong tiếng Việt nhưng cong lưỡi lên, âm phát ra trong khoang miệng. Môi tròn, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.

/æ/: Âm a, hơi lai giữa âm “a” và âm “e”, âm bị đè xuống, miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống, lưỡi được hạ rất thấp.

/ ʌ /: Phát âm gần giống âm “ă” trong tiếng Việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ” nhưng phải bật hơi ra. Miệng thu hẹp lại, lưỡi hơi nâng lên.

/ɑ:/: Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng. Miệng mở rộng, lưỡi hạ xuống thấp.

/ɪə/: Phát âm âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə /. Khẩu hình miệng dẹt thành hình tròn, lưỡi thụt dần về sau.

/ʊə/: Phát âm âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi mở rộng dần, lưỡi đẩy dần ra phía trước.

/eə/: Âm / e / chuyển dần sang âm / ə /. Môi thu hẹp lại, lưỡi thụt dần về phía sau.

/eɪ/: Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /. Môi dẹt dần sang 2 bên. Lưỡi hướng dần lên trên.

/ɔɪ/: Phát âm âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. Môi dẹt dần sang 2 bên. Lưỡi hướng dần lên trên và đẩy dần ra phía trước.

/aɪ/: Phát âm âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/./. Môi dẹt dần sang 2 bên. Lưỡi hướng dần lên trên và đẩy dần hơi ra phía trước.

/əʊ/: Phát âm âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /. Môi mở dần, hơi tròn, lưỡi lùi dần về phía sau.

/aʊ/: Phát âm âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/. Môi tròn dần, lưỡi hơi thụt dần về phía sau.

Khi phát âm, bạn cũng cần lưu ý một số quy tắc sau:

Dây thanh quản rung khi phát âm các nguyên âm

Khi phát âm các âm từ /ɪə / – /aʊ/: Phải phát âm đủ cả 2 thành tố cấu tạo của âm, phát âm chuyển dần từ trái sang phải, âm đứng trước đọc dài hơn âm đứng sau một chút.

Tổng hợp cách phát âm theo khẩu hình miệng

Đối với môi:

Âm đọc chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/

Âm có môi mở vừa phải: / ɪ /, / ʊ /, / æ /

Khi đọc các âm sau, môi tròn thay đổi: /u:/, / əʊ /

Kết hợp với lưỡi và răng: /f/, /v/

Đối với lưỡi:

Khi đọc, đầu lưỡi cong lên chạm nướu: / t /, / d /, / t∫ /, / dʒ /, / η /, / l /

Khi đọc các âm này, đầu lưỡi cong chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /.

Các âm khi đọc có cuống lưỡi nâng lên: / ɔ: /, / ɑ: /, / u: /, / ʊ /, / k /, / g /, / η /

Kết hợp với Răng và lưỡi: /ð/, /θ/.

Đối với dây thanh:

Khi đọc, dân thanh rung rung lên (hữu thanh): các phụ âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/

Khi đọc, dân thanh không rung (vô thanh): /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/

Học bảng chữ cái tiếng Anh và đọc đúng phiên âm sẽ giúp bạn phát âm đúng và viết chính tả chuẩn xác hơn. Thậm chí đối với những từ mới, một khi bạn đã nắm chắc kỹ năng này thì khi nghe người bản xứ phát âm, bạn cũng có thể hình dung ra cách viết khá chính xác của từ đấy.

Một số lưu ý cho người mới bắt đầu học tiếng Anh

Học thuộc bảng chữ cái tiếng Anh

Cũng như khi học bất kỳ ngôn ngữ nào khác, để học tốt Tiếng Anh, bạn phải nắm vững nền tảng cơ bảng nhất của ngôn ngữ này đó là bảng chữ cái. Khi học bảng chữ cái tiếng Anh, bạn cần đặc biệt quan tâm đến việc nhận diện mặt chữ và các đọc của từng chữ cái sao cho đúng chuẩn. Bạn có thể vừa học vừa làm quen với những từ có chứa chữ cái đó. Ví dụ: chữ “a” trong từ “Apple”, chữ “b” trong từ “book”,…

Không bỏ qua việc học phiên âm

Nếu bạn muốn phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ thì tuyệt đối không được bỏ qua việc học phiên âm. Phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh là công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc phát âm theo chuẩn quốc tế. Khi mới bắt đầu học chữ cái hoặc từ vựng tiếng Anh, bạn nên viết ra phiên âm của chữ cái hoặc từ đó. Đây là cách để bạn vừa có thể học từ mới, vừa học cách phát âm chuẩn xác của từ đó. Tạo tiền đề để bạn có thể nghe và và giao tiếp tiếng Anh kể cả với người bản xứ.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ để học tiếng Anh tốt hơn

Bên cạnh đó, giấy dán cũng là dụng cụ học tiếng Anh vô cùng hữu ích. Bạn có thể sử dung các tờ ghi chú để ghi lại chữ cái, từ vựng và phiên âm của các từ, sau đó mang đi dán ở những nơi dễ thấy nhất. Việc tiếp xúc thường xuyên với tiếng Anh theo cách này sẽ giúp bạn học mọi lúc mọi nơi và nhanh chóng ghi nhớ được kiến thức mới.

Tương tự như giấy dán, Flashcard cũng là một phương pháp học bảng chữ cái tiếng Anh được nhiều người sử dụng. Các từ trong Flashcard sẽ làm tăng vốn từ tiếng Anh của bạn, đồng thời, chỉ ra cách phát âm chuẩn xác nhất của từng từ. Với kích thước nhỏ gọn, Flaschcard là một công cụ học tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa tiện lợi.

Bảng chữ cái tiếng Anh là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất để bạn làm quen với ngôn ngữ này. Vì vậy, hãy dành thời gian để tìm hiểu và nắm chắc cách sử dụng bảng chữ cái tiếng Anh. Có như vậy, bạn mới tự tin nghe và giao tiếp tiếng Anh như người bản xứ được.

Hướng Dẫn Cách Học Bảng Chữ Cái Tiếng Anh

Tại sao cần học bảng chữ cái tiếng Anh?

Làm quen với bảng chữ cái chính là bước đầu tiên để bạn bước vào một thế giới ngôn ngữ mới. Bởi lẽ các chữ cái sẽ tạo nên từ ngữ, nền tảng của một ngôn ngữ. Biết các chữ cái tiếng Anh bạn có thể bắt đầu học đánh vần tiếng Anh.

Thật may mắn khi 24 chữ cái tiếng Anh có khá nhiều sự tương đồng với bảng chữ cái tiếng Việt do cùng nguồn gốc chữ Latin, do đó bạn hoàn toàn có thể mường tượng ra cách viết tiếng Anh kể cả khi bạn chưa hề học tiếng Anh. Nhưng hãy thử tưởng tượng một ngôn ngữ không sử dụng hệ thống chữ Latin, như tiếng Hàn hay tiếng Nhật, bạn sẽ không thể nhận biết được nếu chưa từng nhìn thấy bảng chữ cái của hai ngôn ngữ đó.

Cách học bảng chữ cái tiếng Anh

Trước hết chúng ta cần làm rõ hai khái niệm hoàn toàn riêng biệt khi học bảng chữ cái tiếng Anh, đó là tên chữ cái (Letter’s name) và âm thanh của chữ cái (Letter’s sound).

Tên chữ cái ( Letter’s name) là cách chúng ta gọi chữ cái đó khi chúng đứng riêng biệt.

Ví dụ: trong tiếng Việt chữ “A” chúng ta gọi là “a” nhưng trong tiếng Anh, chữ “A” không còn được gọi là /a/ nữa mà là /eɪ/. Tên của các chữ cái giúp chúng ta xác định và nhớ được các chữ cái đó một cách dễ dàng. Thêm vào đó, tên chữ cái cũng giúp chúng ta liên hệ các chữ cái này với âm thanh của chúng (chúng ta sẽ cùng tìm hiểu làm rõ thêm ở phần tiếp theo).

Âm thanh của chữ cái ( Letter’s sound) lại là một phạm trù hoàn toàn khác. Đó là âm thanh mà chữ cái đó tạo nên trong một từ khi phát âm từ đó. Nói cách khác, sự kết hợp âm thanh của các chữ cái tạo nên từ sẽ làm nên cách đọc của từ vựng tiếng Anh đó

Ví dụ: “hat” (cái mũ) sẽ được phát âm là /hæt/ chứ không đơn thuần là sự kết hợp của tên các chữ cái /eɪʧ-eɪ-ti:/

Trong tiếng Việt chúng ta cũng có sự phân biệt về tên chữ cái và âm thanh của chữ cái đối với các phụ âm. Ví dụ chữ “B” có tên gọi là “bê” nhưng khi phát âm chúng ta lại đọc là “bờ”, như trong từ “Bát”, phát âm sẽ là “bờ-at-bat-sắc-bát”.

Trước hết mời bạn xem một video hướng dẫn học tên gọi các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh:

Giờ đã đến lúc chúng ta chủ động đọc tên các chữ cái đó từ trí nhớ của mình thông qua bảng chữ cái có phiên âm bên cạnh.

Học bảng chữ cái với phiên âm

Khi bạn đã có thể chủ động đọc được các chữ cái sao không thử “hát theo” những bài hát alphabet vui nhộn.

Học bảng chữ cái thông qua bài hát

Đây chính là một cách siêu thú vị để bạn ghi nhớ các chữ cái và cách phát âm của chúng. Giai điệu của bài hát sẽ khiến bạn ghi nhớ nhanh hơn. Hơn nữa, khi bắt đầu thì ghi nhớ một bài hát sẽ dễ dàng hơn rất nhiều việc “đọc lên một chuỗi ký tự mà chúng ta chưa quen”.

Việc luyện tập đánh vần sẽ giúp bạn thành thạo tên gọi các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh và tạo tiền đề để bạn học và nhớ được cách viết chính xác của các từ vựng. Giờ thì bạn đã sẵn sàng học âm thanh của chữ cái rồi đấy!

2 Học âm thanh các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh

Điều đáng nói là một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh lại có thể tạo ra những âm thanh khác nhau tùy theo vị trí và sự kết hợp của chữ cái này với những chữ cái khác trong từ vựng. Bởi thế để biết cách đọc tiếng Anh bạn sẽ cần biết âm thanh của các chữ cái khi kết hợp với nhau.

Chữ cái “A-a” có thể có tạo nên những âm thanh khác nhau:

/æ/ như trong từ lamp /læmp/ (cái đèn), lamb /læm/ (con cừu con), hand /hænd/ (bàn tay), shall /ʃæl/ (sẽ)

/tɔ/ như trong các từ fall /fɔl/ (ngã, mùa thu), call /cɔl/ (gọi, cuộc gọi), mall /mɔl/ (trung tâm thương mại), talk /ɔk/ (trò chuyện)

/eɪ/ như trong các từ shape /ʃeɪp/ (hình dạng), cake /keɪk/ (bánh), take /teɪk/ (cầm, lấy), cage /keɪʤ/ (chuồng)

Chữ cái “B-b” có thể tạo nên âm /b/ trong các từ như boy /bɔɪ/ (cậu bé), ball /bɔl/ (quả bóng)

Hãy xem trong video để rõ hơn cách đọc chữ cái B hữu thanh:

Hoặc chữ cái B có thể là vô thanh (không tạo ra âm thanh) khi đứng tận cùng trong các từ như dumb /dʌm/ (ngốc nghếch), hay comb /koʊm/ (cái lược) như trong video dưới:

Cùng xem video để phân biệt sự khác nhau giữa 2 âm thanh của chữ cái “C” nào:

Chữ cái “E-e” có thể tạo ra các âm khác nhau như:

/i:/ như trong các từ tea /ti:/ (trà), heat /hi:t/ (sức nóng), deep /di:p/ (sâu), sleep /sli:p/ (ngủ)

/ˈfɪʃə/ trong các từ after /ˈɑːftə/, fisherman /ərˌmæn/ (người đánh cá), interesting /ˈɪntrəstɪŋ/ (thú vị)

Chữ cái “F-f” sẽ tạo ra âm thanh / f/ trong phần lớn sự kết hợp tạo từ vựng.

Ví dụ fish /fɪʃ/ (cá), friends / frɛndz/ (những người bạn), feet / fi:t/ (những bàn chân), flip / f lɪp/ (lật ngược)

Giống với chữ cái “C”, chữ cái “G” cũng có 2 âm thanh mềm và cứng khác nhau:

/g/ (âm cứng) khi đứng trước các chữ các khác e, i, y và khi đứng ở cuối các từ trong các từ như go /goʊ/ (đi), grab /græb/ (nắm, chộp lấy), gum /gʌm/ (kẹo cao su), pig /pɪg/ (con lợn), jug /ʤʌg/ (lọ, hũ)

/ʤ/ (giống như “j”) (âm mềm) khi đứng trước các chữ cái e, i, y như trong các từ generation /ʤɛnəˈreɪʃən/ (thế hệ), gym /ʤɪm/ (tập thể hình), engine /ˈɛnʤən/ (động cơ), origin /ˈɔrəʤən/ (nguyên bản), magic /ˈmæʤɪk/ (phép màu)

Chữ cái “H-h” có thể được phát âm vô thanh hoặc hữu thanh

âm vô thanh như trong các từ hour /ˈaʊər/ (giờ), honest /ˈɑnəst/ (thành thật), honor /ˈɑnər/ (vinh dự)

Khi đi cùng các chữ cái khác như t, s, c và tạo thành th, sh, ch thì cách đọc của “h” sẽ phụ thuộc vào âm của chữ cái đứng trước nó.

Những điều cần biết về hệ thống âm trong tiếng Anh Bạn biết gì về IPA trong tiếng Anh

Chữ “I-i” có thể tạo ra những âm thanh khác nhau:

Chữ “J-j” được đọc là / ʤ/ trong hầu hết các trường hợp.

Ví dụ: just / ʤʌst/ (chỉ), journal /ˈ ʤɜrnəl/, jar / ʤɑr/ (lọ, hũ), junior /ˈ ʤ unjər/ (đàn em)

Chữ cái “K-k” được đọc là /k/

Ví dụ: key /ki:/ (chìa khóa), kiss /kɪs/ (hôn), skim /skɪm/ (lướt qua), skull /skʌl/ (đầu lâu), bike /baɪk/ (xe đạp), peak /pik / (đỉnh)

Chữ cái “L-l” được đọc là /l/ trong hầu hết các trường hợp

Chữ cái “M-m” được đọc là /m/

Chữ cái “N-n” được đọc là /n/ trong hầu hết các trường hợp

Chữ cái “O-o” sẽ tạo ra những âm khác nhau:

Đôi khi p lại là âm câm như trong psychiatric /ˌsaɪkiˈætrɪk/ (tâm thần)

Trong hầu hết các trường hợp chữ cái “Q-q” sẽ tạo ra âm / k/.

Chữ cái “R-r” sẽ tạo ra âm / r/

Đa số các trường hợp chữ cái “T-t” sẽ tạo ra âm /t/ như trong tea /ti:/ (trà), hot /hɑt/ (nóng), transportation

Khi t kết hợp với h sẽ tạo ra âm /θ/ như trong theory /ˈθɪri/ (lý thuyết) , thanks / θæŋks/ (cảm ơn)

Đôi khi t có thể tạo ra âm /ʃ/ như trong transportation /ˌtrænspərˈteɪʃən/ (phương tiện giao thông), nation /ˈneɪʃən/ (quốc gia)

Chữ cái “U-u” có thể tạo nên những âm thanh khác nhau như:

Trong đa số trường hợp chữ cái “V-v” sẽ được đọc là / v/

Cùng xem video để nghe âm thanh của chữ cái “W” nào:

Chữ cái “X-x” cũng có thể được đọc thành nhiều âm khác nhau:

Chữ cái “Y-y” có thể tạo ra nhiều âm thanh khác nhau:

Khi “y” đóng vai trò là một phụ âm sẽ tạo ra âm / j/ như trong year / jɪr/ (năm), yogurt /ˈ j oʊgərt/ (sữa chua)

Khi “y” là nguyên âm lại tạo thành những âm khác:

Chữ cái “Z-z” sẽ được đọc là / z/ trong đa số các trường hợp

Giờ bạn đã có tiền đề và sẵn sàng bước tiếp trên con đường chinh phục tiếng Anh của mình rồi đó. Các bạn có thể học cách phát âm bảng chữ cái hoặc tìm thêm những video hướng dẫn học bảng chữ cái tiếng Anh khác tại khóa học được cung cấp hoàn toàn miễn phí bởi eJOY.

Don’t be afraid of being different, be afraid of being the same as everyone else

Cách Dạy Bé Học Bảng Chữ Cái Tiếng Anh Hiệu Quả

Học bảng chữ cái tiếng Anh qua các bài hát

Học bảng chữ cái qua các bài hát tiếng Anh giúp trẻ có được niềm vui trong quá trình học tập. Cha mẹ có thể hát cho trẻ nghe các bài hát như ABC Song ngay từ khi trẻ còn ở giai đoạn sơ sinh, cho đến khi trẻ lớn lên, bắt đầu lứa tuổi mầm non và mẫu giáo. Giai điệu đơn giản và thân thuộc của các bài hát sẽ dễ dàng đi sâu vào tâm trí trẻ, rồi trẻ cũng sẽ tự nhiên hát theo và dần dần thuộc các bài hát theo cách tự nhiên nhất.

2. Đọc các cuốn sách về bảng chữ cái tiếng Anh cho trẻ

Khi trẻ ở giai đoạn lớn hơn, đã được tiếp xúc với con chữ, phụ huynh có thể hướng dẫn con trẻ cụ thể và chi tiết hơn cách viết từng chữ cái, cũng như chỉnh sửa phát âm của trẻ, đặc biệt lưu ý những chữ cái khó phát âm hoặc trẻ phát âm chưa chuẩn.

3. Sử dụng tranh cát trong quá trình bé học bảng chữ cái tiếng Anh

Sử dụng tranh cát để học tiếng Anh là một trong các phương pháp học tuyệt vời giúp trẻ em ghi nhớ chữ cái lâu nhất. Đây cũng được coi là một hoạt động tập viết trước vô cùng hoàn hảo vì trẻ em sẽ sử dụng ngón tay để lấp đầy các chữ cái trong khuôn cát.

Cho trẻ học bảng chữ cái bằng tranh cát là một phần trong phương pháp Montessori, giúp trẻ học cách đọc và viết chữ. Trong phương pháp Montessori, cách sử dụng tranh cát để học tiếng Anh được diễn ra trong ba bước chính:

Bước 1: giới thiệu chữ cái cho trẻ. Cha mẹ sẽ lần lượt giới thiệu cho trẻ từng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh. Giai đoạn này nên kéo dài thành nhiều buổi, mỗi buổi học, cha mẹ chỉ nên giới thiệu khoảng 2 – 3 chữ cái cho bé. Trong quá trình giới thiệu, phụ huynh hướng dẫn trẻ tô tranh cát theo các đường nét của chữ viết đồng thời hướng dẫn trẻ cách đọc và phát âm từng chữ cái. Vì đây là giai đoạn quan trọng nhất nên cha mẹ cần lưu ý hướng dẫn cho trẻ một cách chuẩn xác nhất, đồng thời hình thành nền tảng phát âm vững chãi cho trẻ sau này.

Bước 2: sau khi trẻ đã ghi nhớ mặt chữ, hãy kiểm tra trẻ thường xuyên, hàng ngày. Một cách phụ huynh có thể dễ dàng kiểm tra việc ghi nhớ của trẻ là chỉ vào các từ bất kỳ rồi yêu cầu trẻ phát âm chuẩn xác với từng mặt chữ. Trong quá trình này, cha mẹ có thể tận dụng các thẻ từ để giúp trẻ ghi nhớ từ dễ dàng hơn.

Bước 3: tập đánh vần cho trẻ. Hãy bắt đầu quá trình tập đánh vần cho trẻ bằng việc dạy trẻ đánh vần tên mình bằng tiếng Anh. Tiếp đến là các từ vựng quen thuộc trong cuộc sống của trẻ như cái bàn, cái ghế, ngôi nhà, các màu sắc gần gũi, …

10+ Cách Học Nói Tiếng Anh Chuẩn Và Lưu Loát Nhất

Trong quá trình học tiếng Anh, học nói làm sao cho chuẩn luôn là một trong những băn khoăn của rất nhiều người. Có nhiều người học ngữ pháp rất giỏi nhưng trong cách nói thì luôn là một điều khó đối với họ. Và với 10+ cách học nói tiếng anh chuẩn và lưu loát nhất sau đây, Anh ngữ Athena sẽ giúp bạn tự tin và học tập tốt hơn.

1. Tập suy nghĩ mọi chuyện bằng tiếng Anh

Trong việc học tiếng Anh, nếu bạn cứ cố gắng tư duy bằng tiếng Việt rồi diễn đạt lại bằng Anh sẽ khiến bạn mất thời gian trong việc dịch thuật. Mà việc dịch tiếng Việt sang tiếng Anh cũng không phải là một vấn đề đơn giản. Kể cả những người đã thành thạo giữa hai loại ngôn ngữ việc này cũng là một việc làm khó. Vì vậy, giải pháp thiết thực nhất đó là các bạn tập trung suy nghĩ mọi thứ bằng tiếng Anh. Điều này sẽ giúp khả năng nói tiếng Anh của bạn đơn giản hơn và trở thành phản xạ một cách có hệ thống.

Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh

Để có thể nói được tiếng Anh dễ dàng, bạn nên cố gắng sử dụng suy nghĩ bằng tiếng Anh trong cuộc sống hằng ngày. Đầu tiên là từ những thứ quen thuộc nhất xung quanh bạn với những câu đơn giản nhất. Sau đó mới tiến một bước xa hơn bằng những câu dài hơn.

Bên cạnh đó, thay vì từ điển Việt – Anh, bạn hãy lựa chọn từ điển Anh – Anh để tra cứu những từ ngữ giúp bạn hiểu ý nghĩa.

2. Tự độc thoại bằng tiếng Anh

Tuy lạ lùng nhưng đây là một cách học thông minh được rất nhiều người áp dụng. Khi bạn có thể tư duy mọi thứ bằng tiếng Anh bạn hãy tiến đến bước tiếp theo là nói những suy nghĩ ấy ra. Việc độc thoại này của bạn có thể diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi.

Khi đi trên đường phố, thấy một cô gái xinh đẹp các bạn có thể độc thoại bằng cách thốt lên “Such a beautiful girl”.

Độc thoại bằng tiếng Anh

Tự mình giúp bản thân trở nên tốt hơn bằng cách độc thoại là một cách phù hợp đúng không? Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và không còn ngại ngùng trong giao tiếp.

Lúc đầu học tập, các bạn cố gắng tập nói chậm nhưng phải chuẩn. Sau khi quen rồi thì tiến hành nói nhanh hơn.

3. Tự tập nói tiếng Anh trước gương

Với cách luyện nói này, bạn sẽ quan sát được khẩu hình miệng , cơ mặt của bạn khi nói. Chỉ cần dành ra một ít phút rảnh rỗi mỗi ngày để tập nói trước gương bạn sẽ cảm thấy khả năng của mình tốt hơn.

Luyện nói trước gương

Bạn có thể coi như tấm gương phản chiếu hình ảnh bản thân như là một người bạn để thoải mái giao tiếp và trò chuyện. Bạn hãy mang ngôn ngữ hình thể vào khi nói bạn sẽ thấy cách nói tự nhiên hơn và sinh động hơn. Nếu có một vài từ gây khó khăn cho bạn hãy cố gắng tập luyện nói để mang lại khả năng trôi chảy nhất.

4. Tập trung luyện nói trôi chảy, không cần quan tâm đến ngữ pháp

Nếu mỗi lần tập trung nói, bạn lại ngừng lại 1-2 lần sẽ khiến bạn mất đi sự tự tin vốn có. Vì vậy, khi tập trước gương bạn hãy tự đặt ra cho mình thử thách nói mà không bị vấp trong suốt quá trình.

Mặc dù các câu của bạn có thể không đạt yêu cầu về mặt ngữ pháp, nhưng hãy bỏ qua đi. Bạn tập trung nói trôi chảy thay vì nói đúng sẽ giúp bạn hiểu vấn đề và khả năng nghe cũng tốt hơn.

Các bạn có thể sử dụng những câu sau:

Well, let me think…

Well, what I mean is that…

What I should say/do now…

And I’m going to say/I want to say that…

Luyện nói trôi chảy

Để kết nối cho những phần mà bạn chưa kịp tư duy. Sử dụng những câu này sẽ giúp bạn khắc phục khoảng trống của bài và quen dần trong việc giao tiếp.

Bạn cũng nên tránh những từ như Ohm, uhm, oh… để khiến bạn đỡ rối.

5. Luyện phát âm các từ khó một cách chuẩn xác

Cũng giống trong tiếng Việt, tiếng Anh cũng có những câu làm bạn phải thốt lên ôi, thật khó đọc.

Bạn hãy tạo cho mình một trò chơi mang tên ngôn từ sẽ giúp bạn cải thiện cách luyện phát âm tiếng anh đúng chuẩn.

Luyện những câu khó một cách chuẩn xác

RED BULB BLUE BULB RED BULB BLUE BULB – bóng đèn đỏ bóng đèn xanh củ hành đỏ củ hành xanh.

Betty Botter bought some butter, but she said “this butter’s bitter! But a bit of better butter will but make my butter better” So she bought some better butter, better than the bitter butter, and it made her butter better – Betty Botter đã mua một ít bơ, nhưng cô ấy nói “bơ này đắng! Nhưng một mẩu bơ của loại tốt hơn sẽ làm cho bơ của tôi ngon hơn” Nên cô ấy mua một ít bơ loại tốt hơn, tốt hơn loại bơ đắng, và nó làm bơ của cô ấy ngon hơn.

I scream, you scream, we all scream for ice cream! – Tôi la hét, bạn la hét, tất cả chúng ta đều la hét vì kem!

Do tongue twisters twist your tongue? – Những cụm từ “xoắn lưỡi” này có làm bạn líu lưỡi không?

6. Nghe và bắt chước giọng đọc chuẩn

Một cách tuyệt vời khác giúp bạn phát âm chuẩn chỉ đó là nghe và bắt chước lại theo các chương trình tiếng Anh trên truyền hình.

Nghe và bắt chước qua phim

Bạn có thể chọn một đoạn ngắn của chương trình học tiếng Anh mà bạn thích. Sau đó nghe và nhắc lại toàn bộ sao cho khớp cả âm thanh và tốc độ hoặc lối diễn đạt của nhân vật. Kiên trì thực hiện việc này sẽ giúp bạn phát âm chuẩn xác. Đặc biệt, bạn cần chú ý đến dấu nhấn của các từ, sự nối âm và ngữ điệu trong tiếng Anh để nâng cao khả năng nghe và giao tiếp của mình.

7. Chú ý phần đọc trọng âm

Chú ý phần trọng âm

Tuy không có thanh điệu như tiếng Việt, nhưng tiếng Anh lại sử dụng cách đọc trọng âm và ngữ điệu. Vì vậy, khi phát âm bạn cần nhấn mạnh hoặc làm nổi bật lên các từ hoặc âm tiết chính. Trong âm ở tiếng Anh không phải là ngẫu nhiên mà bạn thích nhấn nhá thế nào cũng được. Bạn cần phải nhấn đúng và chi tiết để tránh làm sai nghĩa của từ.

Bạn hãy sử dụng máy ghi âm để học nói, cố gắng nhại lại y hệt sẽ khiến khả năng nói của bạn tốt hơn.

8. Luyện tập thông qua các bài hát tiếng Anh yêu thích

Các giai điệu luôn mang lại những điều tuyệt vời. Trong học tiếng Anh cũng việc, việc ngân nga những bài hát tiếng Anh theo giai điệu không chỉ làm giảm stress mà còn giúp bạn học nói tiếng Anh dễ dàng.

Sử dụng bài hát giúp học tiếng anh dễ dàng

Ban đầu, bạn nên lựa chọn những bài hát có tiết tấu chậm để hát theo. Sau đó có thể nâng tầm lên để tăng khả năng lưu loát của mình.

9. Học nói các hình thái khác nhau của từ

Một từ có rất nhiều các hình thái biểu đạt như: dạng nguyên thể, quá khứ, danh từ, động từ, trạng từ, tính từ. Chính vì vậy, bạn hãy học nói bằng tất cả các hình thức mà bạn biết. Điều này cần thực hiện ngay từ lúc bạn học từ vựng mới. Qua các từ ngữ bạn cũng có thể tìm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa…

Tìm hiểu các hình thái khác nhau của từ để học nói

Khi học những từ ngữ mới bạn cần:

Xác định dạng của từ ngữ đó

Tìm những hình thái ngôn ngữ còn lại của từ ngữ đó để ghi chép lại

Tìm các từ đồng/trái nghĩa với nó

Việc có thể hiểu rõ từ nào trong câu nào sẽ hỗ trợ bạn trong việc giao tiếp một cách tốt nhất.

10. Học nói theo cụm từ

Học nói theo các cụm từ

Bạn nói rất đúng ngữ pháp nhưng lại không biết người bản địa nói như thế nào? Người bản địa sẽ dùng những cụm tiếng lóng để thay thế khiến các cuộc nói chuyện trở nên tự nhiên hơn.

Vi dụ như các thành ngữ sau:

“A picture is worth a thousand words. (Nói có sách, mách có chứng.)

“Love you, love your dog.” (Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng.)

“A blessing in disguise.” (Trong cái rủi có cái may.)

11. Học nói các câu giao tiếp đơn giản

Những câu giao tiếp bình thường trong cuộc sống không chỉ giúp bạn dễ dàng biểu đạt suy ngĩ tạo nên bản sắc riêng mà còn giúp người bản xứ thấy được bạn rất hiểu ngôn ngữ.

Tập nói các câu đơn giản trong cuộc sống

Bạn hãy tìm những câu nói hay giao tiếp hằng ngày để chuyển sang tiếng Anh. Xem rằng với tiếng Anh, câu nói đó được thể hiện như thế nào? Nắm được chúng sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong giao tiếp.

Một vài câu ví dụ dành cho bạn:

None of your business. Không phải việc của bạn.

I was just daydreaming. Tôi chỉ đãng trí chút thôi.

Win some, lose some. Được cái này mất cái kia.

Take it or leave it! Chịu thì lấy, không chịu thì thôi!

Don’t take it to heart. Đừng bận tâm/ Đừng để bụng.

Are you available tomorrow? Mai bạn rảnh chứ?

Don’t go yet. Đừng đi vội.

What a relief. Thật nhẹ cả người.

12. Giữ tâm thế thoải mái khi nói tiếng Anh

Giữ tâm thế thoải mái khi giao tiếp bằng tiếng Anh

Bạn không nên sợ sai khi nói. Có ai nói mà không từng “vấp” cơ chứ. Nói tiếng Anh có tốt hay không là ở sự quyết tâm của bạn. Vì vậy khi nói nên giữ những tâm thế thoải mái nhất, không sợ sai mà chỉ sợ bạn không cố gắng mà thôi.

Nếu bạn gặp khó khăn hãy bắt đầu lại bắt một cái hít sâu. Bạn có thể nói chậm hơn để ổn định cách nói cũng như cách thể hiện. Hãy tự giúp bản thân thoải mái nhất khi nói tiếng Anh.

13. Kể chuyện bằng tiếng Anh để cách nói liền mạch

Kể chuyện bằng tiếng Anh sẽ tạo ra sự liền mạch trong câu nói

Khi tập nói tiếng Anh, nhiều người thường mắc lỗi nói quá ngắn và thiếu hụt thông tin cần thiết. Vì thế, khi ghi nhớ một câu chuyện và kể lại bằng ngôn ngữ tiếng Anh sẽ giúp bạn luyện tập được cách nói câu dài và liền mạch.

Bạn có thể ghi nhớ những câu chuyện cười và kể lại bằng tiếng Anh sẽ giúp bạn hiểu và nắm rõ hơn hoặc tham khảo bài viết cách học tiếng anh giao tiếp của chúng tôi.

Lưu ý rằng, tư duy bằng tiếng Anh, tập trung nói trôi chảy và nói theo cách riêng của bạn sẽ giúp bạn tự tin hơn và cải thiện khả năng giao tiếp.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Học Bảng Chữ Cái Tiếng Anh Chuẩn Và Đầy Đủ Nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!