Bạn đang xem bài viết 7 Thực Đơn Cho Bé 2 Tuổi Biếng Ăn Dễ Làm, Đủ Chất được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bé 2 tuổi đang bước vào giai đoạn phát triển nhanh về thể chất, tư duy và ngôn ngữ nên nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Bé biếng ăn kéo dài sẽ không đảm bảo dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Vì thế, mẹ cần xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi biếng ăn đầy đủ dinh dưỡng và thật hấp dẫn.Bé 2 tuổi biếng ăn khiến mẹ rất lo lắng và không biết phải làm sao để con ăn ngon miệng trở lại. Để khắc phục tình trạng này, trước hết mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ biếng ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết trẻ biếng ăn đều có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Trẻ bị bệnh tiêu hóa: Trẻ bị mắc bệnh về tiêu hóa, dạ dày hay hô hấp sẽ ăn uống kém hơn. Lúc này, mẹ cần điều trị bệnh cho con thay vì tìm cách trị biếng ăn. Một số trẻ có thể bị biếng ăn sau khi tiêm phòng hoặc bị chấn thương.
Chế độ dinh dưỡng cho bé 2 tuổi không hợp lý: Các bữa ăn quá gần nhau, thực đơn lặp đi lặp lại hay thức ăn không hợp khẩu vị cũng khiến trẻ không còn hứng thú với bữa ăn.
Mắc chứng biếng ăn bẩm sinh: Nghiên cứu chỉ ra rằng, có khoảng dưới 5% trẻ sinh ra chỉ ngủ và chơi mà không bao giờ đòi bú.
Biếng ăn do tâm lý: Trẻ 2 tuổi biếng ăn có thể là do thường xuyên bị người lớn quát mắng, ép ăn quá nhu cầu.
Trẻ 2 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng rất cao để phục vụ cho sự phát triển. Nếu biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến một số hệ quả nghiêm trọng như:
Thiếu hụt dinh dưỡng gây rối loạn tăng trưởng
Chậm phát triển trí não
Suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị mắc bệnh
Chỉ số EQ thấp, thụ động, tiếp thu chậm.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 2 tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em 2 tuổi rất cao do đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và trí tuệ. Hiểu được sự phát triển của con sẽ giúp mẹ xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi ăn cơm phù hợp và đầy đủ để trẻ phát triển toàn diện.
Bé 2 tuổi đã đi vững và chạy nhảy khá tốt, có thể đứng nhón chân khi lấy đồ vật trên cao. Bé cũng đã biết bắt chước người lớn một số biểu cảm, hành động và rất thích nô đùa với trẻ khác. Đặc biệt, bé 2 đã bắt đầu có những hành vi ngang bướng, làm ngược lại ý của người lớn. Các chuyên gia gọi đó là giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2.
Đây cũng là giai đoạn bé học nói và hoàn thiện về ngôn ngữ. Trẻ 2 tuổi có thể nói được khoảng 2 đến 4 từ, lặp lại từ khi nghe hội thoại, phân biệt được màu sắc và biết chơi một số trò như lắp ráp, tìm vật bị giấu.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển về thể chất, trí tuệ, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi mỗi ngày như sau:
Bé 2 tuổi ăn gì ? Mỗi ngày, bé cần được ăn 2 bữa chính với cơm nát và 2 bữa phụ với cháo hoặc súp, phở. Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất bằng hoa quả, sữa chua sau mỗi bữa ăn. Trẻ 2 tuổi cũng vẫn cần uống sữa. Vậy trẻ 2 tuổi uống bao nhiêu sữa mỗi ngày ? Mẹ cho cần cho con uống 500 – 600ml sữa bao gồm sữa chua, sữa tươi, sữa công thức.
Khẩu phần ăn dinh dưỡng cho bé 2 tuổi cần đảm bảo 4 nhóm chất gồm: bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chỉ tiêu dinh dưỡng cụ thể trong 1 ngày cần đạt: 150 – 200g gạo, 120 – 150g thịt, 150g – 200g cá, tôm, 150 – 200g rau xanh, 30 – 40g dầu ăn hoặc mỡ, 3 – 4 quả trứng/tuần.
Thời gian ăn hợp lý cho bé 2 tuổi:
Mẹ nên cho bé 2 tuổi ăn đúng giờ để hệ tiêu hóa của con có đủ thời gian tiêu hóa hết thức ăn.
Một vài lưu ý giúp mẹ cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ
Chuẩn bị các món ăn cho bé 2 tuổi hấp dẫn, nhiều màu sắc;
Để bé tự chủ động lựa chọn món ăn và tự xúc ăn;
Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn bằng những câu chuyện thú vị và không ngừng khen ngợi bé;
Cho bé ngồi ăn cùng bàn với gia đình để con cảm thấy mình đã lớn và cần tự lập hơn;
Cho bé tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn với các việc đơn giản.
Thực Đơn Ăn Dặm Đầy Đủ Chất Dinh Dưỡng Cho Bé 9 Tháng Tuổi
Giai đoạn này, bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần cuống rau chân vịt (cắt nhỏ). Bé có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nên cho bé ăn trứng chín hoàn toàn.
Bé có thể ăn hầu hết các món cá, trừ món cá sống, gỏi cá. Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt.
Bé 9 tháng tuổi chỉ uống sữa thì có đủ dưỡng chất cho bé?
Hỏi: Thưa chuyên gia dinh dưỡng, bé nhà em 9 tháng tuổi em đang cho bé ăn dặm nhưng bé không chịu ăn chỉ uống sữa. Vậy có đủ chất dinh dưỡng không?
Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng: Ở lứa tuổi của bé (9 tháng) bé đã có thể ăn bột đặc với đủ 4 nhóm thức ăn và ăn 2 bữa/ngày. Nếu bé không chịu ăn bạn nên kiểm tra lại xem bé có bị bệnh gì hay không nếu có bệnh phải điều trị hết bệnh bé sẽ ăn lại, bạn đừng ép bé ăn làm cho bé sợ, cứ ăn ít từ từ tăng dần lên, thời điểm bé không ăn được bạn nên cho ăn những thức ăn khác như mì, nui, v.v… nhất định vài ngày sau bé sẽ ăn lại. Ngoài ra sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết đối với trẻ, nếu bé thích uống sữa bạn vẫn có thể cho bé uống theo nhu cầu, vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé, vừa bổ sung thêm canxi giúp bé phát triển được chiều cao rất tốt.
Thực đơn dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi
Hỏi: Thưa chuyên gia dinh dưỡng con trai em được 9 tháng tuổi cháu được có 7 kg bác sỹ có thể cho em biết lịch ăn phù hợp cho bé được không ạ. em xin chân thành cảm ơn.
Trả lời của chuyên gia dinh dưỡng: Bé trai 9 tháng tuổi có cân nặng trung bình là 8,9kg (dao động từ 8,0-9,9kg), như vậy con bạn đã bị suy dinh dưỡng mức độ trung bình. Bạn cần cho bé đi khám dinh dưỡng để bác sĩ kiểm tra sức khỏe, đánh giá cách nuôi dưỡng bé và hướng dẫn phục hồi dinh dưỡng. Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài ở tuổi còn nhỏ rất nguy hiểm vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của trẻ về sau.
Thông thường ở tuổi này bé cần ăn 3 bữa bột hoặc cháo mịn mỗi ngày, trong đó mỗi chén có khỏang 20g thức ăn giàu đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng…), 20g rau, 10ml dầu ăn. Bé cần được bú mẹ sau khi ăn khỏang 2h, tối có thể bú thêm. Nếu không có sữa mẹ thì mỗi ngày cần uống khỏang 600ml sữa và các chế phẩm sữa. Phần ăn vặt thêm như trái cây, yauort thì mỗi lần một chút sau mỗi cữ ăn và cữ bú.
Chúc bé hay ăn, chóng lớn, mạnh khỏe.
Một số món cháo cho bé từ 9 tháng tới 12 tháng tuổi
1. Cháo sườn – Hột gà (1 chén cho 200 calo)
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)
Sườn non heo: 3 – 4 miếng
Hột gà: 1 lòng đỏ
Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)
Nước: 250ml (1 chén đầy)
Nước mắm: Một ít
Cách làm:
Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút. Cho gạo tẻ và sườn heo vào nước nấu sôi thành cháo. Lấy 1 lòng đỏ hột gà đánh tan, chế từ từ vào cháo. Múc cháo ra chén, để nguội, thêm dầu ăn vào khuấy đều.
2. Cháo óc heo – đậu Hà Lan (1 chén cho 229 calo) cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)
Óc heo: 30g (1/4 óc heo – 2 muỗng canh)
Đậu Hà Lan: 30g (2 muỗng canh đầy)
Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)
Nước mắm: Một ít
Cách làm:
Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút. Nấu sôi gạo với nước và đậu Hà Lan đã ngâm bóc vỏ. Óc heo b ỏ màng, các gân máu, tán nhuyễn với vài muỗng nước cho vào cháo đã chín. Để sôi lại từ 2 – 3 phút. Nêm ít nước mắm nhưng nên nêm nhạt hơn khẩu vị của bạn. Thêm hành ngò nếu thích. Cho cháo ra chén và thêm dầu ăn khuấy đều.
3. Cháo gan gà – Khoai lang bí cho bé
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)
Gan gà (hoặc gan heo): 30g (2 muỗng canh)
Khoai lang bí: 20g (1 miếng cỡ chiếc hộp quẹt)
Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)
Nước mắm: Một ít
Cách làm:
Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút, nấu sôi với 1 chén nước đầy. Gan gà lạng hết màng xơ, băm nhuyễn. Khoai lang hấp chín, tán nhuyễn với vài muỗng nước cháo. Cho gan và khoai lang vào cháo chín, nấu sôi trong vòng 2 – 3 phút. Nêm ít mắm nhạt hơn khẩu vị của bạn. Cho hành ngò cắt nhuyễn nếu bé thích. Đổ cháo ra chén và thêm dầu ăn khuấy đều.
Nguyên liệu:
Gạo tẻ: 20g (2 muỗng canh đầy)
Cật heo: 30g (1/3 cái cật heo)
Cải trắng (cải bắc thảo): 30g (3 muỗng canh)
Dầu ăn: 5g (1 muỗng cà phê)
Nước: 250ml (1 chén đầy)
Nước mắm: Một ít
Cách làm:
Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút. Nấu sôi gạo với nước thành cháo. Cật heo băm nhuyễn, cảo bắc thảo xắt nhuyễn. Cho cật heo và cải bắc thảo vào cháo đun sôi khoảng 2 – 3 phút cho chín. Cho thêm hành ngò xắt nhuyễn nếu bé thích. Múc cháo ra tô, thêm dầu ăn khuấy đều.
Các món súp cho bé 9 tháng tuổi
Súp là món ăn thường có trong thực đơn cho bé 9 tháng, súp giúp bé ăn ngon miệng hơn và rất hợp cho những bé từ 9 tháng tuổi trở lên
1. Súp bông cải xanh cho bé ăn dặm
Nguyên liệu: Bông cải xanh, nước.
Cách chế biến: Bông cải rửa sạch, cắt vừa miếng, hấp hoặc luộc với một ít nước. Đun từ 3-5 phút cho mềm và vẫn giữ màu xanh sáng. Xay bông cải xanh đã nấu chín, thêm một chút nước, xay nhuyễn là được.
2. Súp khoai lang cho bé
Nguyên liệu: 2 củ khoai lang to, 1 củ hành tây, 4 chén nước dùng gà, gia vị, dầu ăn hoặc bơ.
Cách chế biến: Hành tây lột vỏ thái nhỏ. Khoai lang chọn loại ngọt và bở, gọt vỏ thái miếng nhỏ. Đun nóng dầu ăn, xào hành tây chín mềm thì cho khoai vào xào cùng. Nêm chút gia vị cho ngấm. Cho nước dùng gà vào nồi khoai, đun sôi và nhỏ lửa chừng 25 phút. Khoai chín mềm, bạn nhấc xuống khỏi bếp, để nguội dùng máy xay, xay nhuyễn là được.
3. Súp cá hồi khoai tây
Nguyên liệu: Cá hồi phi lê có da, khoai tây, củ hành tây, hành ta, thì là, bột nêm, kem (cream), dầu ô liu, gia vị.
Cách chế biến: Khoai tây xắt hạt lựu, hành tây, hành ta thái mỏng thoanh tròn, cá hồi thái khúc vừa ăn. Khoai tây cho nước vào luộc (lưu ý khi luộc khoai cần phải cho chút muối vào nồi), cho hành tây, hành ta vào nồi, giữ lại một ít, đợi sôi nêm gia vị, rồi để nhỏ lửa. Để chảo nóng, cho dầu ô liu, cho cá vào chảo rán với lửa lớn, không nên để quá chín, cá sẽ mất ngon, cho cá vào nồi khoai tây. Dùng chảo vừa nấu phi vàng 2 loại hành để dành rồi bỏ vào nồi súp. Cắt rau thì là thành khúc, cho vào nồi, nêm nếm và đợi sôi lại rồi tắt lửa.
4. Súp gà nấm cho bé ăn dặm
Nguyên liệu: Thịt gà nạc xay nhuyễn: 15g (Độ một thìa canh), nấm hương xay nhuyễn: 1-2 cái, mộc nhĩ xay nhuyễn: 1 cánh nhỏ, trứng cút: 1 quả, bột sắn: 1 thìa cà phê, nước: 200ml.
Cách chế biến: Cho thịt gà vào nồi nước dùng, đun sôi lên. Sau đó, cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, một bát nước đã được hòa với bột sắn vào nồi, chờ sôi lại trong ít phút rồi cho lòng đỏ trứng cút đã được hòa với một chút nước vào nồi. Khi thấy súp sôi trở lại, bắc nồi xuống, nêm chút gia vị.
5. Súp gà ngô ngọt
Súp gà ngô ngọt món ăn được nhiều bà mè lựa chọn trong thực đơn cho bé 9 tháng tuổi
Nguyên liệu: Lườn gà cả da: 50g, ngô ngọt: 30 g, nước: 200ml, nấm hương: 1 cái, mộc nhĩ: 1 cánh nhỏ, trứng cút: 1 quả, bột sắn: 1 thìa cà phê.
Cách chế biến: Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở mềm, thái nhỏ hoặc băm sơ. Ngô xay nhỏ, thịt gà thái nhỏ rồi băm sơ, cho vào nước dùng xay nhuyễn, đun sôi trên bếp thì cho ngô ngọt vào. Sau đó cho tiếp nấm hương và mộc nhĩ, đun sôi lại rồi cho chút nước mắm vào. Quấy đều bột sắn với chút nước, cho vào nồi. Cuối cùng cho thêm lòng đỏ trứng cút đã đánh nhuyễn với chút nước, khi nồi súp sôi trở lại là được.
6. Súp thịt bò khoai tây
Các món súp cho bé 9 tháng tuổi
Nguyên liệu: Thịt bò nạc: 30g, cà rốt: 30g, khoai tây: 30g, dầu ăn, hành, mùi.
Cách chế biến: Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, cắt miếng, nấu mềm rồi xay nhuyễn. Thịt bò lọc bỏ gân, mỡ, xay nhuyễn rồi đánh đều với 30ml nước. Bắc lên bếp nấu chín thịt rồi cho cà rốt, khoai tây đã xay mịn vào cùng. Cho thêm hành mùi nếu trẻ thích. Cho súp ra bát, thêm 2 thìa dầu ăn, trộn đều rồi để bớt nóng và cho bé ăn.
Mùa đông, các loại rau, quả màu vàng cam như: khoai lang, bí đỏ, cà rốt, cà chua.. là những thực phẩm tốt nhất cho bé bạn nên cho bé ăn. Bởi chúng giàu vitamin A, C và caroten giúp duy trì sức khỏe và tạo ra những màng ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy thực đơn cho bé 9 tháng tuổi cần bổ sung các loại thực phẩm trên.
Chia sẻ kinh nghiệm của các mẹ về thực đơn ăn dặm cho con 9 tháng tuổi
Mẹ Bích Chi 1982
Thứ 2:
1 lát cá hồi+1/2 quả cà chua+3 lát khoai tây+1 cuc phomat+1 muỗng dầu an(oli)
Thứ 3
1 góc tàu hủ trắng+3 lát cà rốt+1 lòng đỏ trứng gà+1 cục phomat+20 hat đau hà lan+1 muỗng đầu ăn
Thứ 4
1 lạng thit xay+20 cong giá+1 khoanh bầu hay bí+1 muỗng dầu ăn+1 cuc pho mai
THứ 5
1 lạng tôm lột vỏ+1 cọng cải+3 lát khoai tây+5 trái đậu ve+1 muỗn dầu ăn
Thứ 6
1 lạng thịt gà+1 cọng cải+3 lát cà rốt+1 góc đậu hủ trắng+ 1 muỗng dầu ăn
Thứ 7
1 lạng thịt bò+1/2 quả cà chua+3 lát khoai ;ang(bí đỏ)+20hạt đậu Hà Lan+1 muỗng dầu ăn
chủ Nhật
1 lòng đỏ trứng gà+nữa lạng thit xay+1 cong cai+1 muỗng dầu ăn
Mẹ Thùy Hương:
Bọn trẻ bây giờ khôn mồm lắm các mẹ ạ. Bé nhà mình cũng thế đấy. Nên lâu lâu thấy nó chán ăn lại phải tìm cách chế biến kiểu khác. Mình thường chế biến vài món sau:
1. Bánh mỳ trứng sữa:
Bánh mỳ xé nhỏ thành miếng cho vào bát. Pha sữa công thức hoặc sữa tươi đổ vào. Đánh đều lòng đỏ trứng gà (đổ thêm tí sữa vào đánh cho tơi. Rồi sau đó đổ vào cùng bánh mỳ và sữa. Đem hấp cách thủy khoảng 15 phút là chín. Yêu cầu thành phẩm: thơm, xốp, hơi ngậy ngậy beo béo.
2. Bình thường mình hay nấu cháo rồi cho thịt/ cá + rau chung tất tật vào cháo thành một bát cháo.
Ăn một thời gian con chán mình lại làm riêng từng món (thực ra cứ vài hôm trộn chung vài hôm làm riêng từng món ra là hay nhất, nhưng bây giờ mẹ lười rồi nên chừng nào thấy con chán mới nghĩ cách). Các mẹ cứ nấu cháo riêng, nấu thức ăn riêng. Rồi khi ăn thì một miếng cháo một miếng thức ăn. Hoặc chao thức ăn lên trên cháo ăn cùng. Đảm bảo bé sẽ thấy lạ miệng thích ăn hơn đấy.
3. Cháo đậu phụ
+ Đậu phụ mơ (ở trong cái hộp ý) 30g (con mình chỉ ăn được tầm đấy)
+ Cháo
+ Rau xanh
Đun nước dùng (nước xương chẳng hạn) cho đậu phụ vào, đun sôi , nêm nếm (cho tí tẹo mắm cho đậm đà – con mình từ hồi ăn cháo bà nấu cho muối – không bảo được bà, sau này chị nấu cho con đều phải cho tí mắm muối vì nó biết rồi, không cho gì nó chê). Xong cho tí hành hoặc mùi tàu cho thơm. Bắc ra ăn với cháo. Như mình ăn cơm trắng với đậu ý.
Mẹ bé Tina tư vấn cách chọn món ăn cho bé 9 tháng tuổi:
Ngoài ra trẻ con ở tuổi này ngoài mình phải chuẩn bị phong phú về chất lượng, quan trọng hơn hết vẫn là tập được cho con biết cách tự ăn, vì mình bắt ăn sẽ tạo phản xạ phản đối, thành thói quen như vậy thì khó có thể phán đoán do thiếu chất kẽm.
Mình đã từng bỏ đói để bé hiểu là muốn ăn phải đòi xin mới được, tuổi này đói 1, 2 bữa không thiếu chất được đâu. Thói quen ăn uống mới quan trọng. Lúc ăn mình cũng phải nghiêm túc để bé hiểu đấy là công việc phải làm, xong mới được chơi.
Lượng ăn thì từng bé khác nhau, cảm giác no rồi thì thôi. thường 4 tiếng bé đã đói, nếu ít hơn thì bữa ăn tăng thêm. Cũng không nên ăn thành bữa lắt nhắt. giữa các bữa ăn 1 ít hoa quả hay là sữa chua gì đấy là được.
Mẹ bé Thỏ Láu:
Đây là thực đơn cho con của mình, con mình hơn 9 tháng.
Thực đơn 1:
Cháo trắng, canh cua rau cải, tôm sốt cà chua.
– Nấu Cháo trắng: Mình lấy 2 nắm tay gạo, vo sạch, đổ nước vào cho thêm một chút dầu ăn, quấy đều, cho lên bếp đun (không cần phải canh vì cho dầu cháo sẽ không bị chào ra). Mình nấu trong vòng 20 phút là cháo chín mềm. Các mẹ có thể nấu bằng nồi áp suất hoặc nồi cơm điện. Cháo nấu cho thêm dầu ăn béo ngậy.
– Tôm lột vỏ, băm nhỏ, cà chua lột vỏ băm nhỏ. Trộn cà chua và tôm sốt chín.
Chuẩn bị sẵn khay thức ăn và hoa quả theo mùa. Cho con ngồi vào ghế ăn là bắt đầu.
Thêm món tráng miệng cho con: Kem Caramen/ Sữa chua
Sữa tươi (sữa đặc không ngon chỉ ngọt thôi) có đường 1 lít, 10 lòng đỏ trứng gà (không lấy lòng trắng), khuôn (mình làm bằng lọ thuỷ tinh của HIPP).
Thường với nguyên liệu trên làm được khoảng 10 lọ (vì lọ to hơn hộp bán ngoài hàng).
Cách làm:
22 Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Biếng Ăn, Chậm Tăng Cân
Những nguyên tắc mẹ cần nhớ khi cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì giai đoạn bé 9 tháng tuổi là giai đoạn bé tập nhai và được ăn dặm với thức ăn dạng cháo đặc, thêm chất đạm động vật như thịt, cá, trứng mà không cần rây qua lưới.Mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây để bé có sự phát triển toàn diện nhất.
Khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng một bữa ăn của bé cần được đáo ứng đầy đủ các nhóm chất sau:
Tinh bột: gạo, bột mì, bún, nui, phở…
Đạm: thịt lợn. thịt cá, trứng, thịt gà, thịt bò, hải sản, đậu hủ
Chất béo: bơ thực vật, dầu ăn, mỡ cá/thịt…
Vitamin và khoáng chất: các loại rau xanh, củ, quả, trái cây…
Ngoài việc bổ sung thức ăn dặm, mẹ vẫn phải đảm bảo cho bé bú đủ sữa, từ 500-700ml mỗi ngày.
Mẹ cần đa dạng thức ăn, đổi món hàng ngày để giúp bé thích thú ăn mà không bị ngán.
Rau xanh, trái cây tươi là thành phần không thể thiếu để giúp bé bổ sung vitamin cũng như hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất. Hầu hết ở độ tuổi này bé có thể ăn được các loại rau xanh.
Giai đoạn này bé đã ngồi vững, mẹ cần nghiêm khắc áp dụng cho bé ngồi ăn ở ghế, tránh việc cho ăn rong khiến bé không tập trung ăn và lười ăn. Với những mẹ có răng rồi, mẹ có thể tăng độ thô của thức ăn lên để giúp bé rèn luyện kỹ năng nhai được tốt hơn.
Tổng hợp thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi.
1/ Cháo trứng gà khoai lang
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Trứng gà sạch: 1 quả
Khoai lang vàng: 1 củ
Dầu ăn trẻ em
Cách làm thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng món cháo khoai lang trứng:
Cho gạo vào rổ rửa sạch và cho vào nồi nấu nhừ
Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ có thể đem hấp chín hoặc cho vào nấu cùng cháo.
Khi cháo chín thì cho lòng đỏ trứng vào đánh đều. Đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp
Múc cháo ra bát và cho vài giọt dầu ăn vào để nguội là bé dùng được.
2/ Cháo tôm mướp.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Mướp: nửa quả
Tôm thịt: 4 con
Dầu ăn trẻ em
Cách làm:
Gạo đem vo sạch và cho vào nồi nấu nhừ.
Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, làm sạch dây sống lưng rồi băm nhuyễn.
Mướp gọt vỏ, băm nhỏ
Cho tôm và mướp vào xào chín. Sau đó cho vào cháo đảo đều
Múc cháo ra bát rồi cho thêm dầu ăn vào.
Bánh ăn dặm cho bé tốt nhất cho trẻ 9 tháng
Nên mua tã bỉm Pampers hay Goo.N cho con
3/ Cháo thịt bò cải thảo thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tăng cân nhanh
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Thịt bò nạc: 20g
Cải thảo: 25g
Dầu ăn oliu: ¼ thìa cà phê
Cách làm:
Gạo tẻ đem vo sạch và cho vào nồi nấu nhừ.
Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn và xào chín với dầu oliu
Cải thảo rửa sạch, để ráo nước, băm nhỏ. Sau khi thịt bò xào chín thì cho cải thảo bằm vào xào cùng.
Cháo chín mú cho thịt bò, cải thảo xào lên và sôi thêm 3 phút, đảo đều và để nguội cho bé ăn.
4/ Cháo cá hồi cà rốt cà chua thì là.
Nguyên liệu chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cháo cá hồi:
Gạo tẻ :1/4 lon
Cá hồi: 30g
Sữa tươi không đường
Cà chua: 1 quả
Cà rốt: 1/3 củ
Gia vị: gừng, dầu ăn.
Cách làm:
Gạo tẻ đem vo sạch, cho vào nồi nấu chín nhừ
Cá hồi rửa sạch, bỏ da và đem ngâm với sữa tươi tầm 20 phút cho khử bớt mùi chúng tôi đó đem hấp cùng với chút gừng, rồi đem nghiền nhỏ.
Cà rốt gọt sạch vỏ, hấp chín rồi nghiền nhuyễn
Cà chua bỏ hột, băm nhuyễn
Cháo chín thì cho cá hồi, cà rốt, cà chua đã nghiền nhỏ vào, đảo đều và cho sôi thêm 3 phút là được
Múc cháo ra bát và cho chút dầu ăn vào đảo đều.
5/ Cháo cá chép rau ngót phô mai rắc.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Cá chép: 30g
Rau ngót: 4-5 ngọn
Phô mai
Cách làm:
Cá chép đem cạo sạch vảy rồi rửa sạch . Sau đó chọn phần nạc đem hấp đến khi chín thì gỡ cá và tách xương rồi xé nhuyễn.
Rau ngót đem rửa sạch, để ráo nước rồi chần qua nước sôi và băm nhuyễn. Mẹ có thể xay bằng máy xay sinh tố
Cho chảo lên bếp phi thơm hành rồi cho phần thịt cá chép vừa bằm vào xào.
Cháo chín thì cho phần thịt cá và rau ngót vào, đun sôi thêm 3 phút. Tắt bếp rồi múc cháo ra bát và rắc bột pho mai lên trên.
6/ Cháo gà ngô ngọt măng tây thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cho bé lười ăn
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Thịt ức gà: 35g
Ngô ngọt bào: 30g
Măng tây: 3 ngọn
Cách làm:
Gạo tẻ vò sạch, cho lên bếp nấu nhừ
Thịt ức gà đem rửa sạch, bằm nhuyễn vào cho lên bếp xào chín với chút hành
Ngô ngọt bào mỏng, sau khi thịt gà chín thì cho ngô vào xào cùng thêm 2 phút.
Cháo chín thì cho phần thịt gà, ngô ngọt vào và sau cùng là cho măng tây đã bằm nhỏ vào. Đun thêm 5 phút là được.
7/ Cháo yến mạch cá hồi bí đỏ.
Nguyên liệu chuẩn bị:
yến mạch : 40g
Cá hồi: 25g
Sữa tươi không đường: 1 hộp
Bí đỏ: 20g
Cách làm thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cháo yến mạch:
Yến mạch đem rửa với nước, ngâm thêm 5-7 phút cho mềm.
Cá hồi bỏ da, rửa sạch, ngâm với sữa tươi không đường khoảng 20 phút rồi đem hấp chín với chút gừng. Cá chín thì đem gỡ thịt ra và nghiền nhỏ.
Bí đỏ gọt sạch vỏ, hấp chín, nghiền nhỏ
Yến mạch cho vào nồi cùng với lượng nước phù hợp, đun sôi cho chín. Sau đó cho cá hồi, bí đỏ đã được nghiền nhỏ vào nấu sôi thêm 5 phút là được.
8/ Cháo đậu xanh gạo thịt heo cải thìa.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Đậu xanh: 1 nắm
Thịt lợn: 25g
Cải thìa: 3 lá
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch, đậu xanh để nguyên hạt, đem rửa sạch và ngâm với nước tầm 30 phút. Đem gạo và đậu vào nấu cùng với nhau đến khi chín nhừ.
Thịt lợn đem rửa sạch, băm nhỏ.
Cải thìa rửa sạch, băm nhỏ
Khi cháo chín, cho thịt vào nấu thêm 5 phút. Sau đó cho cải thìa vào nấu thêm 3 phút nữa là được
9/ Cháo thịt gà bí đỏ đậu Hà Lan thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng lạ miệng
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Thịt đùi gà: 1 đùi
Bí đỏ: 3 miếng nhỏ
Đậu Hà Lan: vừa đủ
Cách làm:
Gạo tẻ vò sạch, cho lên bếp đun với lửa vừa
Đậu Hà Lan đem rửa sạch, bóc lớp vỏ ngoài rồi đem hấp chín cùng với bí đỏ, khi chín đem nghiền nhỏ. Hoặc mẹ có thể cho vào nấu cùng với cháo
Thịt đùi gà đem rửa sạch, nấu cùng gạo cho chín nhừ.
Sau khi cháo chín thì lấy phần đùi ra, gỡ thịt và bằm nhỏ cho vào bát cháo của bé là được.
10/ Cháo bồ câu bí đỏ.
Nguyên liệu chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cháo bồ câu
Gạo tẻ : ¼ lon
Chim bồ câu: 1 con loại chưa ra ràng
Bí đỏ: 3 miếng nhỏ cắt khúc
Cách làm:
Bồ câu đem làm sạch lông, thui qua lửa cho săn thịt rồi lọc lấy thịt, bằm nhỏ.
Phần xương cho vào nấu cùng với gạo cho chín nhừ
Bí đỏ rửa sạch, đem bằm nhỏ
Cho thịt chim và bí bỏ bằm vào xào cho chín
Cháo chín thì cho phần thịt và bí đỏ vừa xào vào đảo đều và cho sôi thêm 5 phút là được.
11/ Món súp thịt bò khoai tây
Nguyên liệu chuẩn bị:
Thịt bò nạc: 35g
Khoai tây, cà rốt : mỗi loại 1 củ
Dầu ăn, hành lá
Cách làm:
Thịt bò đem rửa sạch, ướp chút gừng rồi sau đó cho lên bếp đun lửa vừa
Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, cắt miếng và hấp chín rồi nghiền nhuyễn. Nếu bé ăn thô được rồi thì mẹ có thể cắt nhỏ cà rốt mà không nghiền để bé tập nhai.
Thịt bò chín nhừ thì cho khoai tây, cà rốt vào nấu chín.
Múc súp ra bát và cho thêm chút dầu ăn, chút hành lá lên trên để nguội là bé có thể ăn luôn.
12/ Cháo tim lợn hầm với khoai tây, rau cải ngọt, cà rốt
Nguyên liệu chuẩn bị:
Tim lợn: 30g
Cà rốt, khoai tây: mỗi loại 1 củ
Rau cải ngọt 4 -5 ngọn
Hành khô, dầu ăn: vừa đủ
Cách làm thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng món cháo tim hầm:
Tim lợn sau khi mua về, đem rửa sạch, lọc bỏ hết màng và gân cứng, đem băm nhỏ và xào chín với hành khô.
Cà rốt, khoai tây đem gọt vỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn.
Rau cải rửa sạch, ngâm chút nước muối loãng và băm nhỏ
Cháo nấu chín thì cho cà rốt, khoai tây vào đảo đều.
Sau đó cho cải vào và nấu thêm 3 phút
Sau cùng cho tim lợn đã xào chín vào đảo đều và múc cho bát nguội cho bé ăn.
13/ Cháo thịt heo – rau ngót
Nguyên liệu chuẩn bị:
Thịt nạc: 30g
Rau ngót: 30g
Gạo tẻ: ¼ lon
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch, cho lên bếp đun lửa vừa
Thịt heo rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn
Rau ngót rửa sạch, xay lấy phần nước. Nếu mẹ nào muốn cho con ăn thêm phần xác rau thì sau khi xay nhỏ không cần lọc lấy luôn cả nước và cái.
Cho thịt vào nấu cùng với cháo tới khi chín nhừ. Cho rau vào nấu thêm 3 phút là được.
Múc cháo ra cho thêm giọt dầu ăn trẻ em
14/ Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng với món cháo lươn – cà rốt
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ : 1/4 lon
Thịt lươn làm sạch: 20g
Cà rốt: 20g
Dầu ăn: khoảng 1thìa
Chút muối và nước mắm
Cách làm:
Thịt lươn đem rửa sạch với chút muối, đem hấp chín với cọng sả. Lươn chín đem bằm nhỏ.
Gạo tẻ vò sạch cho lên bếp đun cho chín nhừ.
Cà rốt rửa sạch, băm nhỏ và cho vào cháo nấu cho chín nhừ
Cho chảo lên bếp, phi hành thơm rồi cho lươn vào xào cùng.
Cháo chín múc, cho thịt lươn vào đảo đều , sôi thêm 5 phút. Múc cháo ra bát và chờ nguội cho bé ăn
15/ Cháo Óc heo – rau ngót thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng ngon miệng
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ :1/4 lon
Rau ngót: 30g
Óc heo: 1 cái
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch và nấu chín nhừ
Óc heo đem lột lớp màng và hấp chín rồi tán nhỏ
Rau ngót rửa sạch, xay nhỏ
Cháo chín cho phần óc heo và rau ngót vào đun thêm 5 phút rồi tắt bếp.
16/ Cháo thịt gà – mướp – giá đỗ
Nguyên liệu chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cháo gà mướp:
Gạo tẻ: ¼ lon
Thịt gà :35g
Mướp: 1/3 quả
Giá đỗ: 30g
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch và cho lên bếp nấu ở lửa vừa cho chín nhừ
Thịt gà rửa sạch, bằm nhỏ với chút hành khô. Đem ướn chút dầu ăn và hạt nêm.
Cho chảo nóng lên và cho thịt gà vào xào chín.
Mướp đem gọt vỏ, bằm nhỏ.
Cháo chín cho thịt gà đã xào và mướp vào, đảo đều rồi nấu sôi thêm 3 phút. Sau đó cho giá đỗ băm nhỏ vào là được
17/ Cháo móng giò – hạt sen.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Hạt sen: 15g
Móng giò: 1 cái
Hành lá
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch, để ráo nước
Móng giò làm sạch, thui qua lửa.
Hạt sen rửa sạch để ráo nước
Cho gạo, móng giò, hạt sen vào nồi và hầm cho chín nhừ. Sau khi chín thì gỡ phần thịt ở móng giò đem nghiền hoặc xay nhỏ.
Cháo chín thì múc ra bát, cho chút hành lá lên trên
18/ Cháo tôm – gạo lức thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi biếng ăn
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo lức: 30g
Tôm biển: 3 – 4 con
Dầu ăn em bé
Cà rốt: 1/3 củ
Cách làm:
Gạo lức đem vò sạch, nấu chín thành cháo
Tôm bỏ vỏ, bỏ đầu, làm sạch sống lưng rồi đem bằm nhỏ
Cà rốt gọt vỏ, bằm nhỏ, hấp chín
Cháo sôi thì cho tôm bằm, cà rốt bằm vào nấu sôi thêm 10 phút nữa là được.
19/ Cháo cua biển – bí đỏ.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Thịt cua biển: 30g
Gạo tẻ: 30g
Bí đỏ: 30g
Cách làm thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng cháo cua biển:
Gạo tẻ đem vò sạch rồi nấu thành cháo,
Bí đỏ gọt sạch vỏ rồi cắt hạt lựu vào nấu chín.
Thịt cua đem hấp chín rồi gỡ riêng lấy thịt, phi hành thơm rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay và tắt bếp.
Khi cháo chín thì cho phần thịt cua đã xào chín vào đảo đều rồi tắt bếp
20/ Cháo tôm – cải bó xôi.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Tôm: 3-4 con
Rau cải bó xôi: 4 ngọn
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch và nấu nhừ thành cháo
Tôm làm sạch,bỏ đầu, lấy sống lưng rồi đem luộc chín lấy thịt giã nhỏ xào sơ qua.
Rau cải bó xôi đem rửa sạch rồi băm nhỏ và cho vào xào cùng tôm.
Cháo chín nhuyễn thì cho hỗn hợp tôm, rau vào cháo đảo đều trong 5 phút rồi tắt bếp
21/ Cháo trứng bắc thảo thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng nhẹ cân
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Trứng gà ta: 1 quả
Trứng bắc thảo: ½ lòng đen
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch và nấu thành cháo, khi cháo chín thì đánh đều trứng gà vào
Sau đó cho lòng đen trứng bắc thảo vào, đầu tiên sẽ thấy nó vón lại nhưng khi cho vào cháo sẽ tan hết
Đảo đều tay sau khoảng 3 phút thì tắt bếp.
22/ Cháo cua bể – cà rốt
Nguyên liệu chuẩn bị:
Gạo tẻ: ¼ lon
Cà rốt: 1/3 củ
Cua bể: 1 con
Cách làm:
Gạo tẻ đem vò sạch và nấu chín nhừ
Cua đem hấp chín, gỡ lấy phần thịt rồi băm nhuyễn, sau đó xào nhanh với hành tím.
Cà rốt gọt sạch vỏ, đem băm nhuyễn.
Nấu cháo thì cho cà rốt vào nấu thêm 2 phút rồi cho thịt cua vào đảo đều và sôi lại thì tắt bếp.
Cách Nấu 14 Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 8 Tháng Tuổi Nhẹ Cân, Biếng Ăn
Khẩu phần của bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?
Nhu cầu về chất dinh dưỡng dành cho bé 8 tháng tuổi, mẹ cần đáp ứng đủ 500-600ml sữa mỗi ngày và 2 hoặc 3 bữa cháo ăn dặm. Ăn dặm trở thành bữa ăn chính với cháo, bột có độ đặc hơn trước, hoặc có thể ăn thô ở dạng sệt, mềm. Ngoài thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, mẹ có thể bổ sung thêm bữa phụ cho bé với nước hoa quả, trái cây nghiền, sữa chua, váng sữa, phô mai…
Trong khẩu phần ăn của bé, phải được đáp ứng đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, protein, glucid, lipid, các vitamin và khoáng chất với lượng tương đương như sau:
Các thực phẩm vẫn phải được xay, nghiền nhỏ, mịn để phù hợp với lứa tuổi của bé.
Gợi ý 14 thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi.
1/ Cháo thịt heo, nấm rơm.
Nguyên liệu: Cách chế biến:
2/ Cháo thịt heo rau cải ngọt.
Nguyên liệu: Cách chế biến:
Thịt heo đem rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn
Rau cải ngọt rửa sạch, băm nhỏ
Cháo chín mềm thì cho thịt vào nấu thêm 5 phút cho thịt chín.
Sau đó cho thêm rau cải ngọt và nấu thêm 3 phút cho rau, thịt chín nhừ là được.
Múc cháo ra bát cho thêm ít dầu ăn, nước mắm và để nguội cho bé ăn.
3/ Cháo cá cà rốt thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng đơn giản
Nguyên liệu: Cách chế biến:
4/ Cháo thịt heo bí xanh
Nguyên liệu: Cách chế biến:
5/ Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng với súp thịt bò bí đỏ
Nguyên liệu: Cách làm: Dành cho bạn: Đánh giá các loại bánh ăn dặm cho bé tốt nhất theo từng tháng tuổi Có nên cho muối vào thức ăn dặm cho trẻ hay không? 5 sai lầm nguy hiểm khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
6. Cháo Tôm biển cùng rau cải bẹ trắng
Nguyên liệu: Cách làm:
7. Cháo thịt cua rau ngót thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng bổ dưỡng
Nguyên liệu: Cách làm:
8. Cháo Thịt heo, khoai lang, pho mai
Nguyên liệu: Cách làm:
9. Nui thịt bò cà chua thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng đổi vị
Nguyên liệu: Cách làm:
10. Súp gà ngô ngọt
Nguyên liệu: Cách làm:
Xương gà và thịt gà đem rửa sạch và cho vào nấu với nước lửa vừa. Đun sôi thì dùng muỗng hớt hết lớp bọt nổi lên và đun thêm 10 phút cho thịt gà chín đồng thời cho nước dùng có vị ngọt.
Thịt gà chín đem ra để nguội xé nhỏ và băm nhỏ
Nấm rơm, cà rốt, ngô ngọt rửa sạch bào nhỏ hoặc băm nhỏ
Rau mùi rửa sạch để ráo nước
Cho hỗn hợp rau nấm rơm, cà rốt, ngô ngọt vào nồi nước dùng đang sôi.
Bột đao hòa nước và cho vào nồi nước dùng để có độ sánh
Sau cùng cho thịt gà vào đảo đều tay, sôi lại là được
Múc sup ra bát rồi cho hành lá, rau mùi lên trên.
11/ Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng món cháo lươn susu
Nguyên liệu: Cách làm:
12/ Cháo cua, rau mồng tơi
Nguyên liệu: Cách làm:
13/ Cháo yến mạch, cá hồi, bí đỏ thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân nhanh
Nguyên liệu: Cách làm:
14. Cháo chim bồ câu, hạt sen
Cập nhật thông tin chi tiết về 7 Thực Đơn Cho Bé 2 Tuổi Biếng Ăn Dễ Làm, Đủ Chất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!