Xu Hướng 3/2023 # 6 Món Ngon Cho Bé 2 Tuổi Biếng Ăn, Tăng Cân Vù Vù # Top 11 View | Uta.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # 6 Món Ngon Cho Bé 2 Tuổi Biếng Ăn, Tăng Cân Vù Vù # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết 6 Món Ngon Cho Bé 2 Tuổi Biếng Ăn, Tăng Cân Vù Vù được cập nhật mới nhất trên website Uta.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Món ngon cho bé 2 tuổi biếng ăn gồm nhiều món rất đơn giản dễ làm. Bởi ở độ tuổi này, bé đã có thể ăn gần như giống mọi thứ với người lớn. Do đó, cha mẹ có thể tham khảo một vài món ăn được gợi ý trong bài viết này.

Thực đơn cho bé 2 tuổi biếng ăn cần gì?

Cha mẹ có biết rằng, đôi khi chỉ vì món ăn phụ huynh chế biến cứ giống nhau mà khiến trẻ chán ăn. Vì thế, mẹ nên xây dựng thực đơn gồm các món ngon cho bé 2 tuổi biếng ăn một cách đa dạng hơn. Việc đề ra một thực đơn phong phú, sẽ kích thích vị giác của trẻ tốt hơn và đủ dinh dưỡng dành cho bé.

Bên cạnh đó, trẻ từ giai đoạn 2 tuổi sẽ phát triển thiên về trí tuệ nên bé sẽ luôn tò mò, học hỏi. Trẻ hăng hái tham gia và khám phá tất cả mọi thứ xung quanh. Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lúc này cũng tăng dần. Bởi trẻ cần được cung cấp nguồn năng lượng đầy đủ để tham gia vào mọi hoạt động.

Món ngon cho bé 2 tuổi biếng ăn nên có: rau củ, trái cây, ngũ cốc, chất đạm và sữa. Ngoài ra, t hực đơn cho bé cần được thực hiện theo những lưu ý sau:

Cho bé ăn 3 bữa chính và từ 1-2 bữa phụ.

Chế biến nhiều món ăn từ nhóm: rau, củ, thịt, tôm, cá, trứng. Vẫn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé 4 nhóm chất chính gồm: chất bột, chất đạm, chất béo, khoáng chất và vitamin. Cụ thể, từng loại như: tôm, cá, gạo, rau xanh (từ 150-200g), thịt (từ 120-150g), dầu ăn hoặc mỡ (từ 30-40g) và khoảng 3-4 quả trứng mỗi tuần.

Chọn mua thực phẩm tươi sống, thức ăn tươi ngon, mẹ nên chọn thực phẩm theo mùa.

Mỗi món ăn nên được trang trí đẹp mắt để kích thích sự thèm ăn của bé.

Bé 2 tuổi biếng ăn nên ăn những món này

Cơm nắm với cá và súp lơ cho bé

Việc nắm cơm giúp bé ăn ngon, vừa miếng hơn và chắc dạ hơn. Cá chứa nhiều vitamin A, sắt và omega-3 tốt cho sự phát triển trí não và thể chất. Súp lơ là rau xanh cung cấp chất xơ đủ để bé dễ tiêu hóa, hạn chế chứng táo bón.

Nguyên liệu: Nắm cơm trắng nhỏ (1-2 nắm), cá rút xương, súp lơ

Luộc súp lơ chín rồi cắt thành từng miếng nhỏ.

Cá hấp chín rồi xé nhỏ, nhặt xương.

Súp lơ và cá trộn chung, nêm gia vị cho vừa miệng.

Cuối cùng, cho cơm vào, trộn đều và nắm thành nắm nhỏ vừa tay cho bé ăn.

Món canh đậu phụ non

Nguyên liệu: Thịt nạc băm nhỏ (150g), giá đỗ (200g), cà chua (2 quả), đậu hũ non (2 miếng), rau mùi, hành lá, hành tím, các loại gia vị khác…

Rửa sạch thịt nạc và băm nhỏ, ướp cùng nửa thìa hạt nêm.

Rửa sạch cà chua, thái nhỏ. Hành tím cũng làm tương tự.

Giá đỗ đem rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Đậu phụ thái hạt lựu.

Phi thơm hành tím, cho thịt đã ướp và cà chua vào xào. Đảo đều, tăng lửa cho đến khi cà chua chín nhừ, ra nước.

Cho nước vào, đun sôi và thả đậu phụ. Cuối cùng, cho thêm hành lá, giá vào, nêm nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Thịt lợn viên sốt cà chua

Nguyên liệu: Thịt lợn vai, mộc nhĩ, cà chua dầu hào, nước mắm.

Băm nhỏ thịt vai.

Mộc nhĩ ngâm cho nở rồi rửa sạch, băm nhỏ.

Trộn thịt cùng mộc nhĩ, dầu hào, một chút nước mắm rồi viên tròn nhỏ lại.

Cà chua rửa sạch, lột vỏ, thái mỏng rồi xào nhừ. Cho thêm bát nước vào phần cà chua đã xào và nêm 1-2 thìa nước mắm, 1 thìa dầu hào, 1/2 thìa đường.

Đun sôi lên rồi cho thịt vào đun nhỏ lửa cho đến khi chín mềm là được

Nguyên liệu: Trứng gà từ 2-3 quả, tùy nhu cầu ăn của trẻ. 1 thìa canh sữa, 1/4 củ hành tây nhỏ, cà rốt, hành lá, măng tây, nấm hương (4-5 cây), nửa thìa dấm trắng và các loại gia vị khác…

Rửa sạch và gọt vỏ, thái nhỏ cà rốt.

Hành lá, hành tây, nấm hương, măng tây rửa sạch rồi thái nhỏ.

Đập trứng gà vào bát, cho thêm chút muối, tiêu, giấm và sữa đánh đều rồi lọc qua rây cho hết cặn.

Đun nóng dầu ăn trên chảo rồi cho lần lượt các loại rau củ vào đảo đều tay cho chín tới.

Đổ trứng vào chảo rồi trải đều trứng với rau củ.

Chờ cho trứng chín thì cuộn lại và tắt bếp. Cắt thành từng khoanh nhỏ cho vừa ăn là xong.

Cá hồi áp chảo sốt bơ chanh

Nguyên liệu: 50g cá hồi, n ửa thìa nhỏ nước cốt chanh, í t vỏ chanh thái sợi, 1 lát gừng, c ác loại gia vị.

Cá hồi rửa sạch, các mẹ khứa vài đường trên mình cá. Cho 1 thìa nhỏ đường, 1 thìa nước tương, muối, ít gừng băm nhuyễn. Để ướp trong tầm 10 phút cho thấm.

Cho một ít bơ vào đun nóng chảy, cho cá hồi vào áp chảo cho vàng.

Sau đó các mẹ rưới đều phần nước ướp cá vào. Thêm chút nước cốt chanh và vỏ chanh vào đun cho tới khi cá chín thì tắt bếp là xong.

Nui xào thịt bò sốt cà chua

Nguyên liệu: Nui, t hịt bò, c à chua, h ành tây (không cần nếu trẻ không thích ăn), gia vị mắm muối.

Cách làm:

Cho 1 muỗng canh nui vào luộc chín mềm, sau đó vớt ra để ráo nước.

Thịt bò rửa sạch, cắt miếng nhỏ, cà chua và hành tây rửa sạch, thái nhỏ.

Đun sôi chút dầu ăn, cho hành tây và cà chua vào xào chín. Tiếp tục cho thịt bò và 200ml vào đảo đều tay cho tới khi thịt chín và nước sệt như nước sốt.

Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi đổ phần sốt thịt bò cà chua lên đĩa nui, trộn đều.

Ngoài những món ăn bổ dưỡng, cha mẹ cũng cần bổ sung thêm men vi sinh bào tử lợi khuẩn, những thực phẩm probiotic để con ăn ngon, tiêu hóa tốt hơn. Lợi ích tuyệt vời của lợi khuẩn đường ruột sẽ giúp hệ tiêu hóa, đường ruột của bé luôn ổn định, hoạt động trơn tru.

Theo TS. BS Nguyễn Thị Quỹ, ⅔ hệ miễn dịch nằm ở đường tiêu hóa, do đó muốn hệ miễn dịch được tăng cường, khỏe mạnh hơn mỗi ngày thì cần phải ăn tốt. Để trẻ ăn tốt, hấp thu tốt thì cần có vi khuẩn có lợi trong đường ruột đủ lớn để ức chế hại khuẩn và tham gia các hoạt động hỗ trợ tiêu hóa như lên men thức ăn, chuyển hóa chất, kích thích và tổng hợp các chất. Khi các quá trình diễn ra ổn định và đều đặn như vậy, khả năng mắc các bệnh đường ruột, bệnh đường tiêu hóa ở trẻ được phòng ngừa tối đa, cải thiện đáng kể.

Cách Nấu Cháo Lươn Đậu Xanh Thật Ngon Cho Bé Ăn Dặm Tăng Cân Vù Vù

Làm sạch lươn

Ở mình lươn có đặc điểm là bám rất nhiều chất nhờn. Khi sơ chế nếu bạn không làm sạch sẽ khiến cho món ăn có mùi tanh rất khó chịu. Trong dân gian, có rất nhiều cách làm sạch chất nhờn của lươn. Tùy theo điều kiện mà bạn có thể chọn 1 trong những cách sau đây hoặc thực hiện tất cả các cách để làm sạch chất nhờn một cách hiệu quả nhất.

Cách 1: Lươn sau khi mua về, bạn để nguyên trong túi bóng và cho vào đó một ít muối hạt. Lươn còn sống sẽ quẫy mạnh nên cọ xát với muối hạt. Do đó, chất nhờn được lấy đi hiệu quả.

Cách 2: Bạn dùng nước cốt chanh, khế hoặc nước vo gạo để rửa và vuốt mạnh lên mình lươn. Chất axit có trong chanh, khế và chất cám có trong nước vo gạo sẽ làm sạch chất nhờn rất hiệu quả.

Ở cách này, một số chị em thường sử dụng thêm giấm hoặc đường phèn. Tuy nhiên, cách này thì chúng tôi khuyến khích các bạn không nên sử dụng vì 2 nguyên liệu trên sẽ làm mất đi mùi vị đặc trưng của thịt lươn, khi nấu cháo không còn ngon nữa.

Cách 3: Bạn cho lươn sống vào 1 túi ni lông. Sau đó buộc kín lại và để vào ngăn đông của tủ lạnh. Khoảng 2 tiếng sau, bạn lấy lươn ra và ngâm vào nước rồi dùng khăn sạch vuốt nhẹ vào mình lươn, bạn sẽ thấy chất nhờn trôi tuột một cách rất dễ dàng.

Rút xương lươn

Lươn sau khi được làm sạch chất nhờn bên ngoài, bạn tiến hành tách xương và thịt ra 2 phần riêng biệt. Phần xương bạn sẽ đem đi nấu nước dùng để nấu cháo cho ngọt. Còn phần thịt bạn sẽ đem ướp, xào và cho vào cháo ăn cùng. Khi nấu cháo lươn cho trẻ nhỏ thì bạn nên thực hiện bước này thật kỹ để tránh tình trạng xương còn trong thịt, khi trẻ ăn sẽ rất nguy hiểm.

Để rút xương lươn, đầu tiên, bạn đặt dao ở ngay dưới đầu, phía bụng. Sau đó, bạn kéo dao dọc theo một đường thằng từ đầu đến đuôi để thịt lươn tách đôi thành một miếng thịt mỏng. Tiếp tục, bạn vứt ruột, rửa sạch và chặt bỏ đầu. Cuối cùng, bạn kề dao sát xương lươn và lần lượt chạy dọc 2 bên để tách xương ra khỏi thịt.

Ướp thịt lươn

Phần thịt lươn sau khi lọc bỏ xương, bạn tiến hành cắt thành những miếng vừa ăn, có bề ngang khoảng tầm 2 cm. Sau đó, bạn đem ướp với 1 muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê bột ngọt và ½ muỗng cà phê bột nghệ (giúp lươn có màu vàng đẹp mắt).

Hành tím bạn bóc sạch lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch rồi đem băm nhuyễn. Sau đó, bạn cho ½ phần hành tím vào ướp cùng với lươn, trộn đều lên và để khoảng ít nhất 30 phút cho thịt lươn thấm đều gia vị.

Lưu ý, trong phần ướp thịt lươn, bạn không cho tiêu và ớt bột vào. Vì chúng sẽ làm cho món cháo bị cay, trẻ không ăn được. Đặc biệt, bạn cũng không cho nước mắm và gừng vào vì không hạp vị, làm cho thịt lươn trở nên tanh hơn.

Sơ chế đậu xanh và gạo

Đậu xanh bạn cho vào âu nước có pha chút muối rồi ngâm trong khoảng 25 – 30 phút. Mục đích của bước này là để làm sạch đậu. Nếu chắc chắn đậu sạch, không tẩm chất bảo quản hoặc phun thuốc trừ sâu thì bạn không cần ngâm mà chỉ cần vo sạch qua vài lần nước là được.

Trong quá trình làm sạch sẽ có một vài hạt đậu nổi lên trên mặt nước, bạn vớt bỏ những hạt này đi. Bởi lẽ đây là những hạt lép hoặc đã bị sâu, khi nấu sẽ tạo mùi rất khó chịu cho cháo. Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn vớt đậu ra, đãi qua 2 – 3 lần nước nữa để bỏ bớt vỏ và làm sạch hiệu quả. Sau đó, cho ra rổ để ráo nước.

Gạo bạn vo sạch như khi nấu cơm bình thường, lọc bỏ những hạt trấu và bị mốc đen đi rồi ngâm trong nước ấm khoảng chừng 25 – 30 phút cho hạt gạo nở mềm, khi nấu sẽ nhanh bở hơn. Sau đó, bạn vớt ra để ráo nước và đem trộn với đậu xanh để chuẩn bị nấu cháo.

Nấu cháo lươn

Bạn chuẩn bị một nồi lớn, cho 2 lít nước vào và bắc lên bếp đun sôi. Phần xương và đầu lươn sơ chế lúc nãy, bạn cho vào một khăn xô sạch và gói chặt lại. Sau đó, đem thả vào nồi nước, ninh trong tầm 25 – 30 phút cho chất dinh dưỡng trong xương và đầu lươn tiết ra, làm nước dùng trở nên ngon ngọt hơn. Ở bước này, bạn lưu ý là nên dùng khăn xô bọc lại phần xương và đầu cá để tránh tình trạng xương rơi vào nước dùng, khi trẻ ăn sẽ rất nguy hiểm.

Khi ninh đủ thời gian, bạn lấy khăn xô ra và đổ phần đậu xanh và gạo vào. Khuấy đều vài vòng đũa để tránh tình trạng các hạt gạo dính thành cục. Sau đó, bạn đậy nắp vung lại, đun với mức lửa to cho đến khi sôi thì hạ lửa và ninh trong khoảng 25 – 30 phút cho đậu và gạo nở toét, mềm mịn. Trong quá trình đun, nếu trên mặt cháo xuất hiện các bọt trắng, bạn vớt bỏ đi để giúp cháo được trong và đẹp mắt hơn.

Trước khi tắt bếp, bạn cho vào 1/2 thìa cà phê muối và khuấy đều để giúp cháo đậm đà hơn. Lưu ý là ngoài chút muối, bạn không cần nêm nếp thêm bất kỳ gia vị nào nữa. Bởi lẽ, sau này cháo sẽ được ăn cùng với phần thịt lươn đã được xào thấm. Nếu cho gia vị nhiều quá thì cháo sẽ rất mặn.

Xào thịt lươn

Có nhiều cách nấu cháo lươn. Nhiều người sẽ thả nguyên con lươn vào nồi nước và nấu chung với cháo. Sau đó, khi lươn chín, sẽ mang ra, tuốt lấy thịt và thả lại xương vào ninh với nước dùng để ra chất ngọt.

Đối với cách này, nước dùng và cháo sẽ rất ngọt mùi lươn tuy nhiên phần thịt sẽ bị nát và không được đậm đà. Còn đối với cách chúng tôi hướng dẫn là cho phần xương đi ninh nước dùng còn đem phần thịt xào săn lại thì miếng thịt lươn sẽ còn nguyên và rất đậm đà, khi dọn ra trông sẽ bắt mắt hơn rất nhiều.

Để xào săn thịt lươn, trước hết, bạn cho ½ muỗng canh dầu ăn vào một chảo nhỏ đun nóng. Sau đó, cho nốt ½ phần hành tím băm còn lại vào phi thơm rồi cho thịt lươn vào xào săn. Vì thịt lươn rất mềm nên để tránh bị nát, khi xào bạn không được dùng đũa để đảo mà thay vào đó hãy xốc nhẹ chảo để đảo đều lươn. Khi thịt lươn săn lại, bạn tắt bếp đi.

Đến đây là bạn đã sơ chế và chế biến xong các nguyên liệu để làm món cháo lươn đậu xanh rồi. Bây giờ, bạn chỉ cần múc cháo ra bát, cho phần thịt lươn và chút ít hành lá, rau mùi tây thái nhỏ lên trên là đã mang cho bé ăn được rồi.

Ngoài việc nấu cháo lươn với đậu xanh, để thay đổi khẩu vị cho bé yêu, bạn có thể bổ sung thêm các loại rau củ như: rau ngót, cà rốt hay bí đỏ… Các loại thực phẩm này khi kết hợp với cháo lươn không chỉ giúp làm tăng hương vị cho món ăn mà còn bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho bé yêu.

Yêu cầu thành phẩm

Cách nấu cháo lươn đậu xanh đạt chuẩn khi đạt được những yêu cầu sau:

Phần đậu và gạo nở mềm, thịt lươn không bị nát, còn nguyên thớ, vàng đượm và bắt mắt.

Cháo có vị ngọt thanh, thịt lươn ăn không bị tanh, ngược lại rất béo và đậm đà.

Tô cháo lươn đậu xanh hấp dẫn, ngon miệng

Mẹo & lưu ý (Footnotes)

Cách chọn lươn ngon: Khâu chọn lươn để nấu cháo là vô cùng quan trọng vì nó quyết định rất lớn tới hương vị của món ăn. Khi mua lươn, bạn nên lấy những con lươn đồng, tránh chọn lươn nuôi bởi lươn đồng do sống trong môi trường tự nhiên, bơi lội tự do nên thịt sẽ chắc và ngọt hơn. Bạn chú ý, lươn đồng ngon là loại lươn to, bụng có ánh vàng, sống lưng đen và có chiều dài vừa phải.

Lươn ngon là có phần bụng ánh vàng và sống lưng đen

Ngoài ra, bạn cũng không nên mua lươn ươn hoặc đã chết vì không những khi nấu vị không ngon mà những loại này còn sinh ra chất độc Histamine. Đối với người bình thường, một ít chất độc này vào cơ thể sẽ không sao nhưng đối với như trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu, khi ăn phải sẽ rất dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Khi nấu cho người lớn, bạn có thể nêm nếm thêm chút tiêu xay và ớt tươi để làm tăng hương vị cho món ăn đồng thời giúp giải cảm hiệu quả

Thông tin thêm

Cháo lươn có tác dụng gì với trẻ nhỏ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không chỉ có cháo thịt, xương… mới là món ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Mà bên cạnh đó, các bạn nên bổ sung thêm các món cháo từ lươn, cá, tôm,… vì những thực phẩm này cũng cung cấp một lượng chất dinh dưỡng dồi dào không thua kém gì các loại thịt ở trên. Đặc biệt, cháo lươn là món ăn rất thơm ngon và cực kỳ tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.

Theo bảng thành phần thức ăn của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia cho biết cứ 100 gram thịt lươn sẽ có 18,7g chất đạm, 150mg Phospho, 0,9g chất béo, 39mg Canxi, 1,6mg sắt, vitamin A, D, B1, B2, B6 và PP. Do đó, đây được xem là một thực phẩm cực kỳ tốt cho cơ thể của trẻ. Đặc biệt đối với những bé mắc chứng biếng ăn, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng hay kiết lị, cháo lươn sẽ giúp khắc phục hiệu quả.

Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi Đủ Chất, Trẻ Biếng Ăn, Chậm Tăng Cân Mấy Cũng Ham Ăn Chóng Lớn

Giai đoạn trẻ 1 tuổi thường vẫn tiếp tục được bú mẹ, và các bữa ăn của bé rất quan trọng đảm bảo cho quá trình tăng trưởng về cả thế chất lẫn trí tuệ. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng, thực đơn dành cho bé 1 tuổi trở lên đảm bảo con hấp thụ dinh dưỡng tốt, tránh được tình trạng còi xương, biếng ăn, suy dinh dưỡng và chậm tăng cân.

Bé 1 tuổi ăn được những gì?

Đối với bé từ 1 – 2 tuổi thì trong các bữa ăn hàng ngày của bé phải đảm bảo 4 nhóm thực phẩm nhau:

– Rau củ và trái cây

– Sản phẩm ngũ cốc

– Sữa và các sản phẩm thay thế

– Thịt và các sản phẩm thay thế

Những thực phẩm trẻ 1 tuổi ăn phải đảm bảo được tươi ngon, ít đường, ít muối. Những thực phẩm lành mạnh ít chất béo như cá hồi, bơ, phô mai, bơ lạt… Đồng thời, thực phẩm của trẻ cũng nên cân bằng màu sắc, đa dạng và bắt mắt thu hút con.

– Đồ uống cho bé 1 tuổi: Nước là đồ uống tốt nhất cho bé. Cho bé uống thêm 500ml sữa bò nguyên chất (2 cốc) trong bữa ăn nhẹ của bé nếu bé không bú mẹ. Nếu bé còn bú mẹ thì tiếp tục cho bé bú tới khi 2 tuổi.

Trẻ 1 tuổi ăn bao nhiêu một bữa và ăn bao nhiêu bữa/ngày?

Trẻ 1 – 2 tuổi ăn 3 bữa chính/ ngày và các bữa phụ tùy vào nhu cầu của từng bé. Các bữa chính ăn sáng – trưa – tối. Các bữa phụ có thể chia nhỏ vào các khung giờ như 9h sáng, 14h chiều, 16h chiều hay 21h tối.

Lượng thực phẩm một ngày cho bé cần:

– Tinh bột (gạo): 100 – 150g

– Thịt, cá, tôm: 100 – 120g

– Trứng: 3 – 4 quả/ tuần (một ngày chỉ ăn 1 bữa)

– Rau xanh: 50 – 100g

– Dầu mỡ: 25 – 30g

– Trái cây chín: 150 – 200g.

– 600 – 800ml sữa/ngày

Tùy vào nhu cầu của mỗi bé cũng như sức ăn của mỗi bé mà lượng thức ăn tăng giảm. Các bố mẹ không nên ép trẻ ăn hết tất cả thức ăn khi con đã thấy no.

Đối với các bé chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng chưa khoa học, bé biếng ăn, chán ăn. Để giúp các bố mẹ không phải đau đầu suy nghĩ thì những thực đơn cho trẻ 1 tuổi ăn cơm, ăn cháo sau đây hi vọng sẽ là những gợi ý tốt nhất cho các bé.

10 món cháo ngon cho bé 1 tuổi

1. Cháo cá lóc

– Nguyên liệu: 1 khúc cá lóc vừa ăn, 1 ít gừng, hành lá, hành tím. Gạo tẻ, gạo nếp, rau củ tùy thích.

– Cách làm: Cá làm sạch, luộc chín với ít gừng cho đỡ tanh. Gạo nấu cùng với rau củ cho chín nhừ. Cá chín gỡ xương, phi thơm cùng hành tím. Cháo chín múc ra bát rồi cho cá lên trên và trang trí đẹp mắt.

Cháo cá lóc cho bé với hương vị và dinh dưỡng tròn đầy

2. Cháo thịt bò, khoai tây, cà rốt

– Nguyên liệu: Cháo trắng nấu nhừ, cà rốt băm nhuyễn, thịt bò băm nhuyễn, dầu ăn cho bé, ⅓ chén nước.

– Cách làm: Cho cà rốt băm nhỏ và thịt bò vào nồi nấu với ⅓ chén nước. Sau đó thêm cháo vào nồi, đun sôi và cho dầu ăn khuấy đều. Thêm chút gia vị cho vừa ăn là được.

3. Cháo tôm rau mồng tơi cho bé

– Nguyên liệu: Tôm, rau mồng tơi, hành, gạo, dầu ăn.

– Cách làm: Tôm lột bỏ vỏ, bỏ gân đen sau đó băm nhỏ cùng hành lá, ướp chút gia vị. Mồng tơi băm nhỏ. Gạo nấu thành cháo chín nhừ. Cháo chín nhừ thêm tôm vào nấu chín, sau đó cho rau mồng tơi vào nấu chín mềm vừa ăn là được.

4. Cháo yến mạch cà rốt

– Nguyên liệu: yến mạch 30g, cà rốt 20g, thịt nạc băm nhỏ 20g, hành lá.

– Cách làm: Ngâm yến mạch 5 phút cho nở. Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ rồi luộc chín. Cho thịt băm vào nồi cà rốt vừa luộc khuấy đều rồi đun trên lửa to, nước sôi cho yến mạch vào khuấy đều cho đến khi chín, thêm vài lá hành thái nhỏ vào là được.

5. Cháo thịt bò bí đỏ

– Nguyên liệu: Gạo tẻ, gạo nếp, thịt bò, bí đỏ, bột nêm, bột tỏi, bơ ghee

– Cách làm: Bí đỏ bỏ vỏ, cắt khúc, cho nấu với gạo thành cháo. Thịt bò băm nhỏ ướp với bột tỏi, bột nêm, dầu ô liu 15 phút sau đó xào với bơ ghee, thịt chín thì tắt bếp (xào dưới lửa nhỏ, đảo đều tay). Cháo chín múc ra bát, xúc thịt bò lên trên và cho bé thưởng thức.

6. Cháo ếch cho bé

– Nguyên liệu: Ếch, gạo nếp, gạo tẻ, bột nêm, nước dashi rau củ, cà rốt, hành tím, hành tươi, rau mùi.

– Cách làm: Cà rốt thái hạt lựu, thêm nước dashi và gạo vào nồi nấu nhừ thành cháo. Ếch rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp bột thêm khoảng 20 phút. Phi thơm hành khô, cho ếch vào xào chín. Cháo chín múc ra bát, cho thịt ếch lên trên, rách thêm ít hành khô, hành tươi và rau mùi cho nhiều màu sắc và thơm.

Cháo ếch nhiều dinh dưỡng cho bé

7. Cháo gà hạt sen rau củ

– Nguyên liệu: Lườn gà hoặc đùi gà, gạo, hạt sen, cà rốt, ớt chuông, lơ xanh, bột nêm dành cho bé.

– Cách làm: Lườn hoặc đùi gà rửa sạch, ướp với xíu bột nêm. Hạt sen, cà rốt rửa sạch, thái miếng nhỏ. Súp lơ thái miếng, luộc chín. Ớt chuông thái nhỏ, xào chín. Cho gạo, gà, hạt sen và cà rốt vào nồi áp suất hầm nhừ. Hầm chín thì xé thịt gà nhỏ, múc cháo ra bát và trình bày với chút ớt chuông và súp lơ xanh.

8. Cháo hạt sen

– Nguyên liệu: bột gạo 20g, hạt sen 20g, thịt lợn 20g, 1 thìa dầu ăn trẻ em, 250ml nước.

– Cách làm: Hạt sen ngâm, rửa sạch, luộc hoặc hấp chín, xay nhuyễn. Thịt heo xay nhuyễn rồi nấu với 250ml nước. Sau đó cho hạt sen xay nhuyễn vào nồi thịt nấu nhỏ lửa, cuối cùng cho bột gạo vào khuấy thành cháo, cháo chín thì cho thìa dầu ăn cho bé vào và bắc ra.

– Nguyên liệu: Hàu 2 – 3 con. 20g gạo nếp (không bắt buộc), 50g gạo tẻ, 30g hạt sen, ½ củ cà rốt, gừng, tỏi, hành khô, hành lá, gia vị.

– Cách làm:

Hàu ngâm cho đến khi mở miệng, lấy phần con bên trong, rửa sạch với muối để hết nhớt sau đó cắt nhỏ. Gạo nấu thành cháo. Cà rốt thái nhỏ hạt lựu, hạt sen ngâm, rửa sạch rồi để ráo. Hành, gừng, tỏi thái nhỏ.

Xào thơm hàu với chút hành. Cháo chín thì cho cà rốt và hạt sen vào hầm đến khi chín nhừ. Cho hàu vào khuấy đều tay, cho thêm hành vào và múc ra bát cho bé thưởng thức.

Món cháo hàu nhiều đạm, cân bằng dinh dưỡng với các loại rau củ

10. Cháo thịt heo rau ngót

– Nguyên liệu: thịt nạc heo 30g, rau ngót 30g, ⅔ chén cháo đặc, dầu ăn, hành lá, nước mắm.

– Cách làm: thịt heo làm sạch, băm nhuyễn. Rau ngót rửa sạch, băm nhỏ. Hành lá rửa sạch, băm nhỏ. Xào thơm thịt heo với hành, xào chín thì tắt bếp. Cháo đặc cho vào nồi, thêm nước nấu sôi. Sau đó cho thịt băm vào đun khoảng 3 – 5 phút thì thả rau ngót vào nấu, thêm gia vị, nước mắm vừa ăn, chờ sôi trở lại thì tắt bếp.

Thực đơn cho bé 1 tuổi ăn cơm

Giai đoạn 1 tuổi bé cũng đã có thể ăn cơm, nhai thức ăn cứng. Các mẹ có thể tham khảo những thực đơn sau dành cho bé:

Thực đơn số 1:

– Món chính: Cơm sốt bí đỏ dashi cá bào, lươn om chuối đậu

– Món rau: su su luộc

– Tráng miệng: Sinh tố xoài chuối

Thực đơn số 2:

– Món chính: Cơm quinoa, tim gan gà xào rau củ, cá chiên bơ tỏi sốt phô mai.

– Món phụ: Bánh táo khoai lang

– Món rau: Canh rau cải

– Tráng miệng: Măng cụt

Thực đơn số 3:

– Món chính: Cơm trắng, cà ri thịt sườn.

– Món rau: Canh cải bó xôi

– Tráng miệng: Nho đen không hạt

Thực đơn số 4:

– Món chính: Cơm ba màu

– Món phụ: Bánh bí đỏ

– Món rau: Cải nấu khoai sọ

– Tráng miệng: Nho đen

Thực đơn số 5:

– Món chính: Cơm đậu lăng, cá hồi áp chảo sốt kem bơ

– Món phụ: Đậu phụ sốt daisy cá bào

– Món rau: Salad rau củ rắc mè, canh rong biển

– Tráng miệng: Măng cụt

Thực đơn số 6:

– Món chính: Cơm rắc bột đậu, Lươn kho củ cải

– Món phụ: Đậu phụ sốt rau củ rắc cá bào

– Món rau: Canh bắp cải

– Tráng miệng: Trà lúa mạch, chuối

Thực đơn số 7:

– Món chính: Cơm nát, Cá quả sốt cá bào và cà chua

– Món rau: Lơ xanh nấu sữa, mướp xào sốt dashi cá bào

– Tráng miệng: Cam và chuối

Thực đơn số 8:

– Món chính: Cơm rắc phô mai, trứng chiên măng tây cá hồi, gan và tim bồ câu xào mướp.

– Món rau: Cải cầu vồng

– Tráng miệng: Xoài chính

Thực đơn số 9:

– Món chính: Risotto cá hồi, viên khoai lang tím lăn vụn dừa

– Món rau: Canh cải cầu vồng, nước khoai lang tím

– Tráng miệng: Chuối cau

Thực đơn số 10:

– Món chính: Cơm nát sốt phô mai rau củ, đậu phụ sốt dashi cá bào, súp bò phô mai

– Món rau: Canh cải kale

– Tráng miệng: Sinh tố chuối kale

Thực đơn số 11:

– Món chính: Cơm nắm trộn dầu gấc, Nem, canh chùm ngây thịt bò

– Món rau: Su su và cà rốt luộc, cà chua bi

– Tráng miệng: Sinh tố xoài

Thực đơn số 12:

– Món chính: Cơm nát trộn dầu gấc, bò hầm, kê và tim gà hấp

– Món rau: Gan xào cải kale, Canh mướp giá đỗ

– Tráng miệng: Thanh long

Thực đơn số 13:

– Món chính: Cơm nát, cá quả sốt cà chua, cá hồi xào măng tây

– Món rau: Canh cải cầu vồng

– Tráng miệng: Thanh long đỏ

Thực đơn số 14:

– Món chính: Cơm nát, cá hồi xào cải kale sốt sữa

– Món phụ: Bánh táo khoai lang

– Món rau: Canh mướp mồng tơi

– Tráng miệng: Kiwi

Thực đơn số 15:

– Món chính: Cơm quinoa, canh bí đỏ thịt nạc

– Món rau: Shirasu xào lơ xanh sốt kem

– Tráng miệng: Sinh tố dưa lưới

Thực đơn số 16:

– Món chính: Cơm, sườn hầm rau củ

– Món rau: Canh rau

– Tráng miệng: Nhãn

Thực đơn số 17:

– Món chính: Cơm cuộn rong biển, chả cá chình kho gừng

– Món rau: Canh măng tây

– Tráng miệng: Xoài chín

Thực đơn số 18:

– Món chính: Cơm độn hạt gai dầu, Cá diêu hồng sốt cà

– Món rau: Canh mướp

– Tráng miệng: Sinh tố bơ

Thực đơn số 19:

– Món chính: Cơm cuộn rong biển, trứng hấp thịt băm

– Món rau: Canh bí đỏ

– Tráng miệng: Cam

Thực đơn số 20:

– Món chính: Cơm nát, thịt bò xào củ cải đỏ

– Món rau: Canh rong biển

– Tráng miệng: Chuối

Thực đơn số 21:

– Món chính: Cơm nát, xíu mại sốt cà chua

– Món rau: Canh cải bó xôi

– Tráng miệng: Thanh long

Trong thực đơn cho bé 1 tuổi trở lên phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và đa dạng về khẩu vị. Tránh cho bé ăn một món quá nhiều ngày. Các mẹ cũng nên chú ý tới cách trang trí bắt mắt, thu hút con và tạo hứng thú cho con.

Nguồn: http://khampha.vn/me-va-be/thuc-don-cho-be-1-tuoi-du-chat-tre-bieng-an-cham-tang-can-ma…

Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 9 Tháng Tuổi Tăng Cân

Thực đơn ăn dặm dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi

Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi

Theo chúng tôi Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome (khu vực miền Bắc), để giúp trẻ 9 tháng tuổi phát triển về chiều cao, cân nặng trong giai đoạn này, mẹ cần hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Với trẻ 9 tháng tuổi, ngoài sữa mẹ, bé cần ăn dặm thêm bột, cháo đặc, trái cây, yaourt… Khẩu phần hàng ngày của bé 9 tháng tuổi gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ bao gồm:

Sữa mẹ: 500 – 600ml

Ba bữa chính: bột, cháo ăn dặm, hoặc cơm nhão: gạo; thịt/cá; dầu ăn; rau xanh, trái cây bao gồm 60 – 90g gạo tẻ trắng, 60 – 90g thịt (tôm, cá… ), 15g dầu (mỡ), rau xanh, quả chín…). Mỗi bữa khoảng 200ml cháo.

Ba bữa phụ bao gồm: trái cây, yaourt, phô mai, bánh quy…

Nhóm bột đường: gạo, yến mạch, lúa mì và các loại đậu…

Nhóm chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, lòng đỏ trứng…

Nhóm vitamin và khoáng chất: tất cả các loại rau củ, trái cây. Ưu tiên rau màu xanh đậm, các loại trái cây họ cam quýt.

Sữa và các chế phẩm từ sữa: yaourt, pho mát, bơ…

Những điểm cần lưu ý trong chế độ ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi

Trẻ 9 tháng tuổi đã có 4 răng cửa và bắt đầu quá trình tập nhai, nên mẹ có thể cho trẻ ăn cháo nguyên hạt, bột ăm dặm và các loại rau củ băm nhuyễn chứ không cần phải xay, nghiền nát như giai đoạn trước.

Tập cho trẻ ăn bốc với các loại thức ăn như: các loại rau, củ, trái cây. Điều này không chỉ giúp trẻ khám phá mùi vị thực của các loại thức ăn, mà còn khuyến khích bé tập nhai, kích thích hệ tiêu hóa, trẻ sẽ hào hứng với bữa ăn và ăn ngon miệng hơn.

Bé 9 tháng tuổi cần ăn đa dạng thực phẩm

Ngoài các cữ bú mẹ, mẹ nên bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào các bữa ăn phụ như: yaourt, phô mai, bơ… giúp tăng cường thêm dưỡng chất cho trẻ 9 tháng tuổi.

Nên xây dựng thực đơn phong phú cho trẻ, cung cấp đủ chất, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt, với những đứa trẻ bú mẹ thì cần tăng cường chất sắt trong thực đơn của bé như gan gà, gan lợn, thịt đỏ… Tuy nhiên, trẻ 9 tháng tuổi vẫn chưa sử dụng được các thực phẩm sau: sữa tươi, lòng trắng trứng, các loại hải sản thuộc dòng vỏ cứng như trai, sò, ốc.. vì có nguy cơ dị ứng cao.

Cho trẻ uống thêm nước: Khác với trẻ 6 tháng đầu đời, thì trẻ 9 tháng cần được uống đủ nước để tránh táo bón.

Nên tập thói quen ngồi vào bàn ăn: Để tập thói quen ăn uống nghiêm túc, mẹ nên cho bé ngồi vào bàn ăn như một thói quen, bé sẽ hào hứng ăn uống hơn.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi tăng cân

1. Cháo cá hồi + bí đỏ

Thực đơn tham khảo cho trẻ 9 tháng tuổi tăng cân

Cách làm: Cá hồi rửa sạch hấp cách thủy với ít lát gừng để khử mùi tanh của cá. Cá chín đem ra gỡ bỏ xương, băm nhuyễn. Sau đó phi với hành khô băm nhuyễn cho ra bát. Bí đỏ gọt vỏ, hấp chín, nghiền nhuyễn. Cháo nấu nhừ thì cho cá hồi và bí đỏ vào, nấu sôi lên cho hành lá thái nhuyễn vào và tắt bếp. Múc cháo ra bát và cho dầu ăn vào, cho con ăn lúc cháo còn ấm.

2. Cháo gan gà + khoai lang

Cách làm: Gan gà rửa sạch rồi băm nhuyễn, phi với hành khô rồi múc ra bát. Khoai lang hấp chín và nghiền nhuyễn. Gạo nấu cháo nhừ thì cho gan gan gà và khoai lang vào nấu sôi lên. Múc cháo ra bát và cho dầu ăn vào rồi cho bé ăn.

3. Cháo thịt heo + rau ngót

Cách làm: Gạo cho vào nồi ninh nhừ, thịt heo rửa sạch, băm nhỏ, phi với chút hành khô băm nhuyễn cho chín và cho vào cháo. Rau ngót trụng sơ và đem cắt nhuyễn rồi cho vào cháo, đợi cháo sôi lại cho chín rau thì tắt bếp. Múc cháo ra bát và cho dầu ăn vào và cho bé ăn.

4. Cháo tôm + cải bó xôi

Cách làm: Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, chỉ đen và băm nhuyễn rồi xào qua với hành khô băm nhỏ. Cải bó xôi trụng qua và cắt nhuyễn. Gạo ninh nhừ thì cho tôm và cải bó xôi vào nấu sôi lại cháo thì tắt bếp. Múc cháo ra cho dầu ăn vào và rồi cho bé ăn.

Bên cạnh đó, Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome cũng đầu tư hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học hiện đại, máy phân tích thành phần cơ thể thế hệ mới nhất, máy xét nghiệm vi chất (vitamin D, vitamin B), máy siêu âm… giúp các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ chính xác, góp phần quan trọng cho quá trình điều trị và chăm sóc dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi hiệu quả.

Thi Phan

Cập nhật thông tin chi tiết về 6 Món Ngon Cho Bé 2 Tuổi Biếng Ăn, Tăng Cân Vù Vù trên website Uta.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!